Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các ngày lễ hội của Tây Tạng
   2008-03-24 20:36:21    cri

Đại lễ hội truyền Chiêu:

Ngày lễ tôn giáo lớn nhất Tây Tạng,cũng gọi là truyền đại chiêu.Diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng giêng lịch Tạng, do người sáng lập dòng Gru tên là Zông-khơ-pa mở một buổi đại lễ cầu nguyện tại La-sa năm 1409 tiếp diễn đến nay.Trong thời gian này,các nhà sư của ba ngôi chùa lớn của Tây Tạng tập trung đến chùa Đại Chiêu La-sa,tụng kinh cầu nguyện , đồng thời tổ chức thi học vị Cơ-xi.Đông đảo tín đồ phật giáo Tây Tạng và các nơi khác cũng đến đây hành hương.

Lễ hội hoa đăng bơ

Ngày 15 tháng giêng lịch Tạng là ngày cuối cùng của Đại pháp hội truyền Chiêu.Để chúc mừng thắng lợi của Thích Ca Mâu Ni biện luận với các giáo phái khác,mọi người tập trung tại phố Bát Khoách (còn gọi là phố Tám Góc),ban ngày lễ phật,tụng kinh,ban đêm bắc các giàn hoa ra phố,trên đặt các tượng,cây hoa lá,chim thú v,v làm bằng bơ màu,đồng thời thắp đèn bơ để cầu may.Mọi người vừa múa vừa hát,rất náo nhiệt.

Hội đua ngựa Chiang-chư

Hoạt động đua ngựa bắn tên rất phổ biến tại các nơi Tây Tạng,kể từ năm 1408 bắt đầu được coi là hoạt động đua tranh cố định của ngày hội ở Chiang-chư.Hội đua ngựa trước đây chỉ có ba môn là đua ngựa,bắn tên và cưỡi ngựa bắn tên.Còn hội đua ngựa ngày nay ngoài giữ lại các hoạt động kể trên ra,còn tăng thêm các hoạt động văn hóa thể thao và trao đổi vật tư,đã trở thành ngày hội dân tộc địa phương long trọng nhất hàng năm tại các nơi Tây Tạng.

Hội văn hóa Ya Long

Văn hóa Ya Long là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc Tây Tạng.Hội văn hóa Ya Long tức là thể hiện hơn nữa với mọi người bản sắc nền văn hóa truyền thống ưu tú Ya Long,cũng là để thể hiện bộ mặt mới mẻ ngày nay.Trong thời gian ngày hội,có tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc phong phú đa dạng,ca múa dân tộc,hý kịch Tây Tạng,và có cả biểu diễn trang phục dân tộc lộng lẫy đa dạng.Hội văn hóa Ya Long mang đến cho du khách các nơi một thời gian thư dãn tốt đẹp tại thị trấn Trơ-đang.

Hội Xue-đun

Là một trong ngày hội lớn nhất Tây Tạng.Trước đây các tín đồ đạo phật lên núi đi tu,lúc tu hành xong thì người nhà mang theo sữa chua lên núi đón họ về nhà,trên đường về nhà mọi người uống sữa chua,nhảy múa,ca hát.Bởi vậy,ngày hội Xue-đun vốn là ngày sữa chua.Từ thế kỷ 17,ngày hội quy định là ngày hý kịch Tây Tạng,hàng năm vào dịp này các đoàn thể hý kịch chủ yếu ở các nơi Tây Tạng đều tập trung về Rô-bu-lin-ca La-sa,biểu diễn và thi liền trong mấy ngày,quang cảnh rất náo nhiệt.

Ngày hội đua ngựa Qia-qing Qiang-tang

Ngày hội long trọng nhất ở vùng thảo nguyên phía bắc Tây Tạng.Hàng chục nghìn người dân chăn nuôi đổ về thị trấn Na-xuy,mọi người dựng lều san sát kéo dài vài dặm,trông rất hoành tráng.Đến lúc đó có các cuộc thi đua ngựa,bắn tên làm xúc động lòng người,có các biểu diễn nghệ thuật cưỡi ngựa và trao đổi hàng hóa,các đoàn ca múa nhạc ở các nơi cũng tăng thêm bầu không khí vui mừng cho ngày hội.

Ngày hội tắm

Diễn ra trong 7 ngày từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 7 theo lịch Tạng.Lúc đó vào cuối hạ đầu thu,vùng cao nguyên rộng lớn trời trong xanh nắng đẹp.Bất kể là ở thành thị,nông thôn hay khu chăn nuôi,già trẻ gái trai đều ra sông,hồ tắm rửa,theo truyền thuyết có thể phòng bệnh,tăng cường sức khỏe.

Ngày hội Wang-guo

Là ngày hội nhân dân Tây Tạng mong đợi được mùa.Tổ chức vào một ngày trước khi bước vào thu hoạch vụ thu,diễn ra từ một đến ba ngày.Đến lúc đó,mọi người ăn diện quần áo đẹp nhất,mang theo cờ màu và những lời chúc nguyện tốt đẹp,lấy khăn Ha-đa quàng lên tháp được mùa làm bằng cây thanh khoa,thanh tuệ,gõ chiêng đánh trống,vừa hát vừa đi vòng quanh,cầu nguyện được mùa,sau đó tổ chức đua ngựa.Sau ngày hội,thì bắt đầu thu hoạch.