Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chính phủ Trung ương các triều đại cai quản Tây Tạng
   2008-03-24 20:30:57    cri

Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Theo tình hình lịch sử và thực tế của Tây Tạng, Chính phủ Nhân dân Trung ương quyết định áp dụng phương châm giải phóng hòa bình. Ngày 23 tháng 5 năm 1951, đại biểu của Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính quyền địa phương Tây Tạng đi đến hiệp nghị về vấn đề giải phóng hòa bình Tây Tạng, đã ký "Hiệp nghị giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính quyền Địa phương Tây Tạng về biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng" gọi tắt là "Hiệp nghị 17 điều". Nội dung chủ yêu của "Hiệp nghị 17 điều" này là: một mặt, Chính phủ Trung ương yêu cầu Chính quyền Địa phương Tây Tạng tích cực phối hợp quân Giải phóng Nhân dân tiến vào Tây Tạng, củng cố quốc phòng, kiên quyết xua đuổi thế lực đế quốc; công việc ngoại giao của khu vực Tây Tạng do Chính phủ Nhân dân Trung ương thống nhất xử lý; quân Tạng từng bước biên chế thành quân Giải phóng Nhân dân. Mặt khác, Chính phủ Nhân dân Trung ương không thay đổi chế độ hiện hành của Tây Tạng cũng như địa vị và chức quyền vốn có của Đạt-lai Lạt-ma; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Tây Tạng, tự do tín ngưỡng tôn giáo được bảo hộ, cuộc cải cách xã hội Tây Tạng được diễn ra bằng phương thức hiệp thương và cùng giải quyết với người lãnh đạo Tây Tạng, thi hành tự trị khu vực dân tộc tại Tây Tạng v.v.. Đạt-lai Lạt-ma và Pên-xê ét-tơ-ni lần lượt gửi điện cho Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương Mao Trạch Đông, tỏ ý ủng hộ "Hiệp nghị17 điều", quyết tâm giữ gìn sự thống nhất của chủ quyền nhà nước; nhân sĩ các tầng lớp sư sãi phàm tục cũng như thủ lĩnh người Tạng các nơi đều tỏ ý kiên quyết ủng hộ. Từ đó, Tây Tạng đã mở ra một trang sử mới. Năm 1954, Đạt-lai Lạt-ma và Pên-xê-ét-tơ-ni đến Bắc Kinh cùng tham gia Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ nhất của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Đại hội lần này, Đạt-lai Lạt-ma được bầu là Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pên-xê-ét-tơ-ni được bầu là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Năm 1956, Ban Trù bị khu Tự trị Tây Tạng thành lập, Đạt-lai Lạt-ma giữ chức Ủy viên Chủ nhiệm Ban Trù bị khu Tự trị Tây Tạng. Tháng 3 năm 1959, phần đông Cơ-luân trong chính quyền địa phương cũng như tập đoàn phản động thượng tầng Tây Tạng đã tổ chức cuộc phiến loạn vũ trang nhằm chia rẽ TQ, duy trì chế độ nông nô phong kiến và chống lại cuộc cải cách dân chủ. Chính phủ Nhân dân Trung ương ra lệnh cho quân Giải phóng Nhân dân tại Tây Tạng kiên quyết dẹp yên cuộc phiến loạn. Ngày 28 tháng 3 cùng năm, Thủ tướng Chính phủ Nhân dân Trung ương Chu Ân Lai ra sắc lệnh, tuyên bố giải tán chính quyền địa phương Tây Tạng, do Ban Trù bị khu Tự trị Tây Tạng thi hành quyền chức của chính quyền địa phương. Trong khi đó, thuận theo nguyện vọng của nhân dân Tây Tạng, Chính phủ Nhân dân Trung ương tiến hành cuộc cải cách dân chủ tại Tây Tạng, xóa bỏ chế độ nông nô phong kiến, hàng triệu nông nô và nô lệ được giải phóng, không bị coi là tài sản riêng của chủ nô có thể đem đi mua bán, chuyển nhượng, trao đổi và gán nợ nữa, không bị chủ nô bắt ép đi lao động nữa, từ đó đông đảo nông nô đã được trả lại tự do về nhân thân và trở thành người chủ của xã hội mới. Trải qua mấy năm phát triển ổn định, đến tháng 9 năm 1965, khu Tự trị Tây Tạng đã chính thức thành lập.


1 2