Đầu thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, lịch sử TQ bước vào một gian đoạn mới – đời nhà Đường "từ năm 628 đến năm 907", trong khi đó, Xông-chan-can-bu – một anh hùng dân tộc của người Tạng đã thôn tính mười mấy bộ lạc và bộ tộc, thực hiện sự thống nhất trên Cao nguyên Tây Tạng và chính thức thành lập triều đình Thổ phan, đặt đô tại Lô-sa tức La-sa ngày nay. Năm 641, Xông-chan-can-bu lấy Công chúa Văn Thành – con gái của Đường Thái Tông làm vợ, đồng thời du nhập nhiều kỹ thuật sản xuất thời Nhà Đường như nấu rượu, xay xát, giấy mực v.v., và giữ quan hệ hữu nghị với Triều đình Nhà Đường trong các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa v.v..
Năm 710, Công chúa Kim Thành nhà Đường mang hàng vạn tấm gấm vóc thêu hoa, nhiều hòm sách công nghệ các loại và đồ gia dụng vào Thổ phan, làm vợ của Chúa Thổ phan Chư-tơ-chu-chan. Sau khi vào Thổ phan, Công chúa Kim Thành từng tài trợ các sư sãi đạo Phật Vu Điền – trên địa phận Tân Cương ngày nay để xây chùa dịch kinh tại Thổ phan, đồng thời còn xin nhiều sách cổ của Nhà Đường. Năm 821, Chúa Thổ phan Chư-rơ-pa-chin 3 lần cử người đến Tràng An đòi kết nghĩa đồng minh. Năm sau, Triều đình Nhà Đường cử người đến Thổ phan giải quyết việc kết nghĩa này. Việc kết nghĩa đồng minh này được diễn ra vào năm thứ nhất và năm thứ 2 Trường Khánh đời Nhà Đường "tức năm 822 và năm 823", trong sử sách gọi là "Trường Khánh Hội Minh". Hai bên Hội Minh khẳng định lại quan hệ cậu cháu "hòa cùng một nhà" trong lịch sử, và bàn việc "xã tắc một nhà" sau này. Nội dung việc "Đường Phan Hội Minh" này được khắc trên 3 tấm bia đá lớn, hiện nay còn một tấm bia đá được dựng trước chùa Đại Chiêu La-sa. |