Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nước sông La Sa trong xanh
   2008-03-24 16:05:34    cri

Sông La Sa gắn liền với thành phố La Sa, và thành phố La Sa cũng không thể thiếu được dòng sông này. Theo sự xuất hiện của lịch sử La Sa thì trước hết lấy "La Sa" đặt tên cho thành phố , sau mới đặt tên cho dòng sông này là sông La Sa .

Dòng sông La Sa được bắt nguồn từ ngọn núi chính của dãy núi Nen-Sinh Thang-cu-la, chảy cuồn cuộn 150 km, cuối cùng hòa dòng vào con sông Ya-lu-chang-pu, hình thành kỳ quan hùng vĩ , tráng lệ trên cao nguyên .

Núi Niên Qing Thang-cu-la là một trong 4 núi thần lớn trên vùng tuyết phủ của cao nguyên, theo truyền thuyết có một vị thần núi tuyết Thang-la-ya-xiu với uy lực phi thường cư ngụ ở đây, vị thần này chịu trách nhiệm bảo vệ cả vùng lũng sông và cung Pu-ta-la, còn có truyền thuyết nói rằng vị thần thường khoác chiếc áo choàng da cừu màu trắng, cưỡi ngựa trắng tung hoành trên khắp vùng giữa núi non và thung lũng .

Tuyết trên núi thần tan ra đổ vào sông La Sa, sông La Sa trở thành dòng sông thần, sông thánh, sông nước thuốc .Các cụ già nói : nước của dòng sông La Sa có 8 loại công đức : thứ nhất là ngọt ngào, thứ hai là mát rượi, thứ ba là mềm mại, thứ tư là nhẹ nhàng, thứ 5 là trong vắt, thứ 6 là thơm ngát, thứ 7 là khi uống không bị khé cổ, thứ 8 là uống không hại dạ dày, làm tiêu tan những ý nghĩ vẩn vơ, làm sạch tâm hồn, có lợi cho sức khỏe và làn da, uống một gáo nước sông La Sa là một diễm phúc lớn của đời người .Hàng năm vào tháng 8 của lịch Tạng, hàng nghìn, hàng vạn người dân thi nhau xuống tắm nước sông La Sa, đây là ngày hội tắm rửa thu hút du khách trong và ngoài nước lũ lượt đến tham quan.

Sông La Sa còn mang lại lợi ích cho việc vận chuyển, vận chuyển chủ yếu dùng thuyền làm bằng da bò, công cụ vận chuyển này đã xuất hiện trên những dòng sông và hồ nước trên cao nguyên Tây Tạng trước sau thế kỷ thứ nhất, loại thuyền này lấy cành liễu làm khung rồi ốp da bò, nên rất bền chắc và dai, không sợ đá ngầm, thác ghềnh, một con thuyền có thể trở người, gia súc, và hàng hóa nặng khoảng 400 kg, chạy khoảng 3 ngày thì đến cửa tụ hợp của sông Ta-ya-lu-chang-pu, từ đó lại chuyển xuống các thị trấn ở vùng núi phía nam .

Trên sông La Sa có rất nhiều bến đò, mùa hè chèo thuyền bằng da bò, đến mùa đông và mùa xuân thì đổi dùng thuyền gỗ trên bến, và còn có nhiều chiếc cầu treo bằng sắt, nổi tiếng nhất là cầu treo La Sa, chiếc cầu này được xây dựng vào thời kỳ trước thế kỷ 15, lúc đó,đây là một sự kiện trọng đại làm trấn động La Sà va Tây Tạng, mãi cho đến nay, trụ cầu vẫn còn được giữ lại dưới thôn Nai-đông-xiang-kha ở bờ nam sông La Sa .