Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Núi tuyết Mai Lý-- Ngọn núi chưa được khám phá vừa đẹp đẽ vừa thần bí
   2008-03-24 16:03:58    cri

Người dân tộc Tạng sống ở khu vực Vân Nam, Tây Tạng, Tứ Xuyên và Thanh Hải tin rằng, nếu không hành hương Núi tuyết Mai Lý, thì sẽ không có kết quả tốt sau khi chết. Cho nên, người hành hương tụng kinh quanh núi nườm nượp không ngớt, còn những người lòng thành thì qùy lạy. Nghe nói, năm Mùi trong lịch Tạng là năm bản mệnh của ngọn núi Kha-cơ-bua. Cứ đến năm Mùi, thì có rất nhiều người hành hương đến từ khắp nơi dắt dê, chống gậy hành hương quanh núi thần. Cảnh tượng đó khiến người ta phải thán phục. Theo cách nói của Phật giáo, người có duyên với phật đều sẽ thực hiện được tâm nguyện như ý để phù hộ kiếp này và độ cho kiếp sau khi hành hương tụng kinh. Trên đường hành hương có thể nhìn thấy rất nhiều đống đá Ma-ni, trên có khắc tâm nguyện hướng theo phật pháp của những người hành hương. Ngoài ra, trên đường hành hương còn có rất nhiều ngôi nhà nhỏ xây bằng đá, nghe nói đó là chỗ ở mà những người hành hương núi xây dựng để dùng sau khi chết.

Đại sư Ban Thiền 10 từng hành hương ngọn núi Kha-cơ-bua. Tháng 10 năm 1986, đại sư Ban Thiền 10 đến Địch Khánh, đến chùa Phi Lai hỏi tình hình hành hương núi thần của nhân dân dân tộc Tạng. Đại sư Ban Thiều đã tổ chức đại lễ hành hương núi thần. Những người chứng kiến cảnh tượng lúc đó đều nói, lúc đó, mây mù đang lượn lờ trên đỉnh núi lập tức tan biến, đỉnh núi Kha-cơ-bua hiện ra dáng vẻ xinh đẹp và hiên ngang.

Sông băng và thác băng ở Núi tuyết Mai Lý đẹp đến mê hồn. Hồ ở núi cao, rừng rú um tùm, hoa quý cây lạ và các loại động vật hoang dã ở đây đều là vật quý thiên nhiên của khu vực , quanh năm tuyết đọng không tan. Hồ ở núi cao trong suốt như gương, phân bố rải rác khắp các vùng đất trũng giữa các đỉnh núi tuyết và rừng cây. Chúng thần bí khó hiểu, nếu có người cất tiếng kêu to, thì sẽ xẩy ra hiệu ứng "hô gió gọi mưa", cho nên ai ai đi qua đều im hơi lặng tiếng, không muốn làm cho thần linh nổi giận. Rừng rậm hoàn hảo và phong phú là cõi phật chưa bị phá hoại được nhân dân dân tộc Tạng bảo vệ với lòng mộ đạo. Quốc vụ viện TQ đã công bố Núi tuyết Mai Lý là một trong những cảnh quan chủ yếu trong phong cảnh "Ba dòng sông cùng chảy song song"—danh lam thắng cảnh trọng điểm đợt ba TQ.

Loài người đã chinh phục ngọn núi Chô-mô-lung-ma—ngọn núi cao nhất thế giới và các ngọn núi cao hơn mặt biển trên 8000 mét, nhưng do ngọn núi Kha-cơ-bua có địa hình phức tạp và khí hậu biến đổi khôn lường, cho nên đến nay chưa có ai leo lên núi thành công. Từ năm 1902 đến năm 1996, lần lượt có người leo núi đến từ Anh, Mỹ, Nhật, TQ v,v leo núi tuyết, nhưng chưa thu được thành công. Những người leo núi và thám hiểm đã khiến Núi tuyết Mai Lý nổi tiếng trên thế giới, và khiến nó càng thêm thần bí.

Trên thực tế, nhân dân dân tộc Tạng không muốn bất cứ người nào leo lên núi thần của họ. Nguyên nhân rất đơn giản, "nếu leo lên núi thần, thì sẽ làm cho thần linh nổi giận". "Núi thần là thiêng liêng, phải qùy lạy, phải hành hương, núi thần là không thể chinh phục được". Đồng bào dân tộc Tạng đều có thói quen gọi Núi tuyết là núi thần, cho rằng trên núi có tuyết, thì chắc là vì có sự phù hộ của thần linh. Cho nên, hàng nghìn năm qua, trước khi leo những núi tuyết này, nhân dân dân tộc Tạng đều phải tổ chức lễ trọng thể để cầu nguyện thần linh, mong không làm thần linh nổi giận và phù hộ mình lên đường bình yên.


1 2