Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Núi non ở Tây Tạng
   2008-03-24 16:00:23    cri

Cao nguyên Tây Tạng, không phải chỉ có cao nguyên bao la bát, mà còn có rất nhiều dẫy núi cao nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong địa phận Tây Tạng, có hơn 50 dẫy núi cao hơn 5000 mét, và dẫy 11 ngọn núi cao trên 8000 mét. Đỉnh núi Chô-mô-lung-ma cao nhất thế giới, với độ cao 8848 mét so với mặt biển tuyết phủ mây vờn, là nóc nhà của thế giới .Núi Nan-che-pa-oa cao 7776 mét với vách núi như hàng ngàn lưỡi dao sắc cạnh. Đỉnh núi Cang-ren-bo-ji cao 6656 mét trên dãy núi Cang-ty-si đã thu hút rất nhiều người ở Đông Nam Á đến đây "hành hương ".

Núi non trên cao nguyên Tây Tạng, cơ bản là chạy từ đông sang tây, và từ phía bắc sang phía nam .

Những dẫy núi từ đông sang tây và từ phía bắc sang phía nam :

1- Dãy núi Côn-lôn, chạy từ tây sang đông vắt ngang Bắc Duyên trên cao nguyên Tây Tạng, bình quân độ cao so với mặt biển từ 5500 đến 6000 mét. Phía bắc là Cao Sai Phủ khổng lồ giáp lòng chảo Ta-li-mu Tân Cương và lòng chảo Sai-ta-mu tỉnh Thanh Hải , phía nam giáp hàng loạt vùng đất trũng trước núi, lòng hồ và thung lũng rộng,nối liền với cao nguyên phía bắc Tây Tạng, bình quân độ cao so với mặt biển 5000 mét .

2- Dẫy núi Khơ-la Côn-lôn : chủ thể nằm trên đường tiếp giáp giữa Tân Cương và Khơ-mi-ơ, trong địa phận Tây Tạng là phần kéo dài sang phía đông của dẫy núi này, bình quân độ cao so với mặt biển 6000 mét trở lên, phần kéo dài sang hướng đông dãy núi đã trở nên rất phân tán.

3- Dãy núi Thang-cu-la : khởi điểm của dẫy núi Thang-cu-la nằm ở gần 90 độ kinh đông, trở thành đường tiếp giáp giữa Tây Tạng và Thanh Hải, rộng trên 150 km vuông , bình quân độ cao so với mặt biển 5400 mét .

4- Núi Cang-ti-si : nằm ở Nam Duyên phía bắc cao nguyên Tây Tạng, là đường ranh giới giữa phía bắc với phía đông nam và phía nam Tây Tạng, cũng là đường tách nguồn nước thiên nhiên giữa trong và ngoài địa phận Tây Tạng , nằm ở khoảng 90 độ kinh đông, nối liền với Nnen-sinh Thang-cu-la. Bình quân độ cao so với mặt biển từ 5500 đến 5800 mét .

5- Dãy núi Nien-Qinh Thang-cu-la : độ cao đều không dốc lắm, đoạn cao và dốc nhất của cả dãy núi ở vùng giữa cao nguyên, độ cao bình quân so với mặt biển 5800 đến 6000 mét, đỉnh cao nhất của dãy núi này cách mặt biển 7117 mét .

6- Dãy núi Hy-ma-lay-a nguy nga sừng sững nằm ở rìa cực Nam cao nguyên, cả thảy dài 2400 mét, bình quân độ cao so với mặt biển 6000 mét, trong đó, những đỉnh núi cao san sát, có hơn 50 đỉnh núi cao trên 7000 mét, có 10 đỉnh cao trên 8000 mét .

Những dãy núi chạy từ nam sang bắc chủ yếu có : dãy núi vắt ngang vùng đông nam Tây Tạng, gồm mấy dãy núi nằm song song hợp thành, giữa dãy núi này với dãy núi kia là vực sâu thăm thẳm những dãy núi chạy từ tây sang đông là : Bô-su-la, tha-niên-tha-ung, Mang-khang là những dãy núi nối tiếp và chuyển hướng của dãy núi Niên Qing Thang-cu-la và dãy núi Thang-cu-la .Độ cao so với mặt biển là 4000 đến 5000 mét, những vực phân chia từng dãy núi cũng thường cao từ 1000 đến 2000 mét .

Hai vùng núi trên đã tạo thành một bộ khung rõ nét trên khu vực cao nguyên, hình thành bố cục cơ bản của địa mạo Tây Tạng .