Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chế độ hợp tác đa Đảng và Chính trị hiệp thương của Trung Quốc
   2008-02-27 17:01:24    cri

Chế độ hợp tác đa Đảng và Chính trị hiệp thương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc là một chế độ chính trị cơ bản của Trung Quốc.

Trung Quốc là một quốc gia gồm nhiều đảng phái. Ngoài Đảng cộng sản Trung Quốc cầm quyền ra còn có 8 Đảng phái dân chủ. Đảng cộng sản Trung Quốc trước khi áp dụng các biện pháp quan trọng hoặc quyết định về những vấn đề quan trọng liên quan tới quốc kế dân sinh của Nhà nước đều tiến hành thương lượng với các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái, sau khi đạt được nhận thức thống nhất mới hình thành quyết sách; Các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái đều có tỷ lệ đại biểu nhất định trong Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội, trong các ủy ban chuyên môn của Quốc hội và trong Hội đồng nhân dân các cấp, để tham gia bàn bạc các công việc chính trị một cách càng tốt hơn và phát huy vai trò giám sát; phát huy đầy đủ vai trò của các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái trong Chính hiệp nhân dân; tiến cử nhân sĩ các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo trong các cấp chính quyền và cơ quan tư pháp. Đây chính là chế độ hợp tác đa Đảng và Hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.

"Cùng tồn tại trường kỳ, giám sát lẫn nhau, sống chết có nhau và vui buồn có nhau" là sự đúc kết lịch sử hợp tác giữa Đảng cộng sản Trung Quốc với các đảng phái dân chủ, cũng là phương châm cơ bản của sự hợp tác với nhau.

Đảng cộng sản Trung Quốc là hạt nhân lãnh đạo của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là Đảng cầm quyền. Tám đảng phái dân chủ là các tổ chức chính trị liên hệ một bộ phận quần chúng của mình, là đảng bạn, đảng tham chính hợp tác gắn bó với Đảng cộng sản, cùng nhau dốc sức cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Điểm cơ bản tham gia bàn bạc các công việc nhà nước của các đảng phái dân chủ là: Tham gia chính quyền nhà nước, tham gia hiệp thương về các phương châm chính sách lớn của nhà nước và tuyển chọn lãnh đạo nhà nước, tham gia quản lý các công việc nhà nước, tham gia xây dựng và thi hành các phương châm, chính sách, luật pháp và pháp qui của Nhà nước. Đảng cộng sản TQ và các Đảng phái dân chủ đều lấy Hiến pháp làm nguyên tắc hoạt động cơ bản, có trách nhiệm giữ gìn danh dự của hiến pháp, đảm bảo việc thực thi của hiến pháp.

Hình thức hợp tác đa đảng và chính trị hiệp thương chủ yếu gồm:

1/ Hội nghị chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc

2/ Trung ương đảng và đảng ủy các cấp địa phương tổ chức các cuộc hội nghị hiệp thương và tọa đàm với các đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái.

3/ Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Trung ương mời các nhà lãnh đạo chủ chốt của các Đảng phái dân chủ và nhân sĩ không đảng phái tham gia các hoạt động toạ đàm cấp cao và trong phạm vi hẹp một cách không định kỳ căn cứ theo đòi hỏi của tình hình. Chủ yếu là để giao lưu tư tưởng và trưng cầu ý kiến về các vấn đề cùng quan tâm.