Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài tản văn của Đinh Văn Trọng -- tutrongvnn@gmail.com-phần ba
   2008-02-11 14:02:50    cri
Bây giời mẹ thở bằng nhịp triều lên xuống của con sông chảy qua làng, toả kênh mương mà nối với nơi mẹ nằm. Cua cáy lại đến nhờ nấm đất mẹ mà trú ngụ. Ngày xưa còn trẻ, suốt ngày mẹ ở ngoài đồng, ngoài bãi, ngoài sông tìm cái sống dưới bùn đất nuôi chúng tôi. Giờ nằm xuống, mẹ lại ở ngoài đồng cả đêm ngày, ở mãi mãi, chung nhà với cua cáy, cá tôm. Tôi từng làm đóm mạ chạy ra đồng, xách giỏ cua đỡ mẹ. Con cua cắp để lại càng trên tay, lên bờ, lặng người, rứt càng cua ra khỏi tay rồi mẹ mới ngồi đau. Đôi bàn tay búp măng của mẹ lúc nào cũng dầy vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai từ các chà cá cào xước. Những móng tay, móng chân mẹ nào có được sơn son đỏ như phụ nữ đôi thị bây giờ. Tôi thương nhớ màu phù sa quánh phèn sơn trên móng chân, móng tay mẹ từ thuở còn thiếu nữ cho đến lúc về với đất. Mẹ tôi đã hoá phù sa, hoá mưa phùn, hoá bếp lửa, hoá ngồng cải vàng hoa lấm tấm bướm, hoá gió xuân ưng ửng cành đào, hoá thăm thẳm mù tăm...

Dù tôi có đưa tay ra ngoài nghìn dặm cũng không với tới mẹ nữa. Tóc bạc rồi tôi vẫn là đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cả gió bấc, mưa phùn, cả nén hương trên bàn thờ riếng mẹ dù xúm xít đứng chung cả cụm vẫn cứ mồ côi. Và tôi lại trở thành con trẻ, đang đi một mình giữa làng, chợt thình lình gọi mẹ. Và tôi, lại trở thành anh bộ đội trẻ xa nhà lần đầu, mười tám tuổi mà nửa đêm còn nhớ mẹ ứa nước mắt. Và tôi, lại trở về nằm trên võng dưới hầm muà mưa Bà Rá đêm tránh bom B52, sốt rét ác tính quật tưởng chết, vừa thở hắt ra vừa gọi mẹ để giã từ...Và tôi, sẽ mãu là cậu bé con lấm lem đất cát ngồi đầu ngõ đợi mẹ đi chợ về để được chia quà. Mẹ đi chuyến chợ vô biên này, tôi ngồi chờ hết năm này qua năm khác, mà mẹ ơi sao mẹ chẳng về ăn Tết?

Giao thừa đến rôi mẹ. Ở phía bên kia của cuộc sống, mẹ không cầu ai mừng tuổi đâu. Mẹ từng bảo chúng con rằng, trước khi các con chào đời, các con ở đâu vậym chả đứa nào có tuổi, chả đứa nào biết mình sẽ là thằng Hảo, con Hinh...Vâng, sau này, chắc chắn tôi lại về nơi ấy, nơi trước khi sinh ra, tôi đã chết hàng tỉ tỉ năm rồi vậy. Mẹ đã đưa tôi từ cái chấm mờ trong hỗn độn sự chết mà xuất hiện thành hình hài của nỗi sống. Giờ mẹ lại về noi từng vớt tôi lên từ bể hư vô. Nơi con người bước vào cuộc đời, vất vả cực nhọc kiếm sống, hạnh phúc, khổ đây rồi lại trở về, như những đứa con về với mẹ vĩnh hằng. Cõi ấy không có nồi bánh chưng chụm bằng gộc tre già đượm lửa. Cõi ấy không có những đứa trẻ xúng xính trong bộ quận áo mới, bám vạt áo mẹ đi chúc Tết bà con hòng kiếm tiền mừng tuổi. Sợ cõi ấy chỉ có Niết Bàn, chỉ có Thiên Đường vui hơn Tết, không kiếm đâu cho mẹ một chút khổ đau, một chút buồn tủi mà nhớ đến chúng con, nhớ đến kiếp người, nhớ đến thời con gái mẹ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, ăn toàn nỗi đau mà sinh nở hạnh phúc cho kẻ khác. Nhưng mẹ ơi, cái thế giới vui buồn sướng khổ này, dù mẹ con mình mỗi người chỉ đến một lần thôi, song mưa phùn gió bấc, hoa xuân và bướm vàng, bánh chưng và mắt lá răm, dưa hành và câu đối đỏ thình nghĩa lắm, quý hoá chúng ta lắm, cứ muốn níu chúng ta ở chơi hết Tết này đến Tết khác, đừng bỏ giao thừa lại cho ai đó ngồi thắp hương tưởng niệm mà tội thay cho người còn sống. Mẹ từng dạy con phải nén và giấu nỗi buồn riêng vào tâm hôn, để khoe niềm vui ra cho mọi người cùng hưởng như hoa đào ngày Tết. Thế mà con lại giãi bày nỗi buồn thiếu mẹ trên mặt báo xuân phút đón giao thừa. Âu cũng là một cách giúp cho những ai còn có Mẹ trên đời biết rằng, mẹ chính mùa xuân, là ngày Tết của tâm hồn chúng ta vậy.