Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vài nét tình hình khu tự trị Tây Tạng
   2007-11-20 18:07:03    cri

Tây Tạng từ xưa đến nay đã là một phần quan trọng của lãnh thổ Trung Quốc, chính quyền Trung ương luôn luôn thi hành quyền quản lý hữu hiệu đối với Tây Tạng. Nhân dân Tây Tạng là một thành viên quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Trung Hoa. Đầu thế kỷ thứ 7, Song-zan-gan-bu thống nhất Tây Tạng, xây dựng Triều đình Thổ Phiên tại La-sa, đồng thời đã thiết lập quan hệ mật thiết với Triều đình nhà Đường. Đến nhà Thanh, quan hệ giữa Tây Tạng với Trung ương được tăng cường thêm một bước, năm 1727 chính thức mở Nha môn làm việc của Đại thần tại Tây Tạng, tiến hành quản lý toàn diện đối với Tây Tạng. Ngày 23 tháng 5 năm 1951, chính phủ Nhân dân Trung ương và chính quyền địa phương Tây Tạng đã ký "Hiệp nghị giữa chính phủ Nhân dân Trung ương và chính quyền địa phương Tây Tạng về biện pháp giải phóng hoà bình Tây Tạng", Tây Tạng thực hiện giải phóng hoà bình. Ngày 1 tháng 9 năm 1965, khu tự trị Tây Tạng chính thức thành lập, thủ phủ khu tự trị đặt ở La-sa.

Khu tự trị Tây Tạng nằm ở Tây Nam cao nguyên Thanh Tạng. Phía Bắc giáp với Tân Cương, phía Đông nối liền với Tứ Xuyên, Đông Bắc giáp với Thanh Hải, Đông Nam nối với Vân Nam, phía Nam tiếp giáp với Mi-an-ma, Ấn Độ, phía Tây giáp với khu vực Ca-sơ-mia, là cửa ngõ quan trọng biên giới Tây Nam Trung Quốc, không có lối đi ra cửa biển. Diện tích toàn khu tự trị là 1 triệu 202 nghìn 230 km2, chiếm khoảng 1/8 diện tích toàn quốc.

Tây Tạng có độ cao tuyệt đối trung bình trên 4 nghìn mét, được gọi là "Nóc nhà Thế Giới". Trong khu tự trị có hơn 50 ngọn núi có độ cao tuyệt đối trên 7 nghìn mét, trong đó có 11 ngọn núi cao trên 8 nghìn mét, được gọi là "cực thứ ba của Trái Đất" ngoài Nam cực, Bắc cực.

Khu tự trị Tây Tạng hiện có 6 địa khu 1 thành phố, tức: Thành phố La-sa; địa khu Rư-khơ-chơ, địa khu Sơn Nam, địa khu Lâm Chi, địa khu Xương Đô, địa khu Na-xuy, địa khu A-li; 71 huyện. Cuối năm 2005 dân số thường trú của toàn khu tự trị là 2 triệu 770 nghìn người.

Tây Tạng hiện nay đã phát hiện 101 loại tài nguyên khoáng sản, có 41 loại đã thăm dò rõ trữ lượng, có 22 loại khoáng sản đã được khai thác sử dụng. Tài nguyên khoáng sản Tây Tạng có giá trị tiềm ẩn trên nghìn tỉ đồng. Hiện nay nguồn dầu mỏ cũng có tương lai tìm mỏ rất tốt.

Cây canh tác nông nghiệp chính của toàn khu tự trị có thanh khoa, lúa mì, ngô v.v; rau xanh có hơn 150 loại. Theo đà xây dựng nhà kính hiệu suất cao, một số loại rau mới ở nội địa đã lần lượt được du nhập và trồng thành công. Ngoài ra, Tây Tạng còn có nguồn động thực vật phong phú, nguồn thuỷ sản và nguồn Tạng dược.

Tây Tạng đã bước đầu hình thành 6 ngành kinh tế trụ cột là ngành du lịch, ngành y dược Tạng, chế biến hàng nông sản chăn nuôi và thủ công nghiệp dân tộc, chế biến thực phẩm xanh, ngành khoáng sản, ngành kiến trúc vật liệu xây dựng, đã hình thành bố cục công nghiệp mang đặc sắc địa phương.

Nguồn du lịch Tây Tạng cũng rất phong phú. Tây Tạng có ba khu bảo vệ thiên nhiên quốc gia cỡ Thế Giới. có khu vực phong cảnh núi tuyết chủ yếu là dãy núi Hi-ma-lay-a, khu vực phong cảnh thảo nguyên chủ yếu là thảo nguyên Bắc Tạng, khu vực phong cảnh sinh thái tự nhiên Đông Tạng v.v, các tuyến đường du lịch của Tây Tạng mỗi năm đều thu hút nhiều du khách.

Tây Tạng hiện có hơn 1700 ngôi chùa được giữ gìn nguyên vẹn, quản lý có trật tự, đã hình thành cảnh quan nhân văn độc đáo. Chủ yếu có khu cảnh quan nhân văn trung tâm chính trị, kinh tế, tôn giáo, lịch sử, văn hoá dân tộc Tạng với tiêu biểu là cung Bu-đa-la, chùa Đại Chiêu ở La-sa v.v .