Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bài dự thi của bạn Đinh Văn Trọng
   2007-11-08 15:41:13    cri

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC VÀ ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA

--------------------------------------------------------------

Họ và tên: Đinh Văn Trọng

Ngày sinh: 18/07/1990

Địa chỉ: thôn Độc lập, xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam

Điện thoại: (84) 036 883028

---------------Bài làm --------------

Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính đảng lãnh đạo

nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập năm 1921 và đánh thắng Quốc dân Đảng trong cuộc Nội chiến Trung Hoa. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có hơn 70 triệu đảng viên, đây là chính đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong các chính đảng trên thế giới nhưng chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc.

-Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 16 (năm 2002) gồm có:

24 ủy viên chính thức: Vương Lạc Tuyền, Vương Triệu Quốc, Hồi Lương Ngọc (dân tộc Hồi), Lưu Kỳ, Lưu Vân Sơn, Lý Trường Xuân, Ngô Nghi, Ngô Bang Quốc, Ngô Quan Chính, Trương Lập Xương, Trương Đức Giang, Trần Lương Vũ (đến tháng 9 năm 2006), La Cán, Chu Vĩnh Khang, Hồ Cẩ̀m Đào, Du Chính Thanh, Hạ Quốc Cường, Giả Khánh Lâm, Quách Bá Hùng, Hoàng Cúc, Tào Cương Xuyên, Tăng Khánh Hồng, Tăng Bồi Viêm, Ôn Gia Bảo.

1 ủy viên dự khuyết: Vương Cương

Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 ủy viên: Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, La Cán.

-CÁC ĐẠI HỘI ĐẢNG

Ngày 1 tháng 7 năm 1921 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vì trước đây cho rằng Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc họp từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 7 năm 1921. Tuy nhiên Đại hội lần thứ nhất sau này được xác minh là diễn ra từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921, nhưng ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ nguyên.

Trong tình hình bình thường, các Đại hội được tổ chức cách nhau 5 năm. Hai Đại hội cách nhau lâu nhất là Đại hội VI(1928) và Đại hội VII (1945) khi có nội chiến ác liệt và Vạn lý Trường chinh. Thời gian từ Đại hội VIII(1956) đến Đại hội IX(1969) cũng khá lâu khi đấu tranh nội bộ trong Đảng gay gắt, đi kèm cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông phát động làm hỗn loạn xã hội, tê liệt các cơ quan Đảng và Chính quyền.

Đại hội I (1921)

Đại hội lần thứ nhất họp từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921, ban đầu tại số nhà 76, đường Hưng Nghiệp, Thượng Hải, sau chuyển đến một chiếc thuyền trên hồ Nam Hồ, huyện Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang

Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho khoảng 57 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lý Đạt, Lý Hán Tuấn(đại biểu Bắc Kinh); Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hành/Hoành; Đổng Tất, Trần Đàm Thu; Vương Tận Mỹ, Đặng Ân Minh; Trần Công Bác; Châu Phật Hải. Ngoài ra còn có Bao Huệ Tăng, được Trần Độc Tú cử làm đại diện cho mình và một đại diện của Quốc tế Cộng sản.

Đại hội đã cử ra Trung ương Cục gồm 3 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào và Lý Đạt, cử Trần Độc Tú làm Bí thư Trung ương. Trương Quốc Đào phụ trách tổ chức, Lý Đạt phụ trách tuyên truyền.

Đại hội II (1922)

Đại hội lần thứ hai họp từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1922, tại Thượng Hải

Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho 195 đảng viên. Đại hội bầu ra Ban Chấp hanh Trung ương gồm 5 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào, Lý Đại Chiêu, Sái Hòa Sâm, Cao Quân Vũ, Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương.

Đại hội III (1923)

Đại hội lần thứ ba họp từ ngày 12 đến 20 tháng 6 năm 1923, tại Quảng Châu

Tham dự Đại hội có hơn 30 đại biểu, thay mặt cho 432 đảng viên. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 9 người, hạt nhân của Ban Chấp hành Trung ương là Trung ương Cục gồm 5 người: Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, La Chương Long, Sái Hòa Sâm, Đàm Bình Sơn. Đến tháng 9 cùng năm, khi Đàm Bình Sơn được cử làm đại diện ở Quảng Đông, thì bổ nhiệm Vương Hà Ba thay thế. Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương.

Đại hội IV (1925)

Đại hội lần thứ tư họp từ ngày 11 đến 22 tháng 1 năm 1925, tại Thượng Hải.

Tham dự Đại hội có 20 đại biểu, thay mặt cho 994 đảng viên. Đại hội bầu ra Trung ương Cục, hạt nhân của Ban Chấp hành Trung ương gồm 5 người

......

-QUAN HỆ TRUNG – VIỆT

Từ Đại hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của Trung Quốc trên trường Quốc tế ngày càng được củng cố vững chắc và không ngừng được nâng cao. Trung Quốc tham gia tích cực vào các tiến trình Quốc tế và ngày càng có tầm ảnh hưởng trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.

Năm năm qua, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á, dịch bệnh SARS... đã để những di chứng năng nề không chỉ đối với nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi đề ra môt loạt các giải pháp tích cực để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của những khó khăn trên, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng lại phải đối mặt với đầu tư quá nóng trong ngành ngân hàng, thiếu hụt một cách trầm trọng trong nguyên liệu điện, than, dầu. Khi những khó khăn nảy sinh này được điều tiết thì vấn đề tăng trưởng quá nhanh trong đầu tư lại phát sinh những hệ lụy mới. Nhanh nhạy, nắm chắc quy luật phát triển, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra chiến lược phát triển toàn diện đất nước, trong đó, coi trọng phát triển khoa học công nghệ để đưa nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn quá độ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Nhờ những quyết sách quan trọng đó, trong 5 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng trưởng. Tổng GDP vượt mức 21 nghìn tỉ nhân dân tệ, xếp thứ 4 trên thế giới, thu nhập tăng, số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, hoạt động đúng hướng xuất hiện ngày càng nhiều, sản lượng nông nghiệp tăng, thu nhập của người dân thành thị và nông thôn đều phát triển ổn định.

Từ đầu năm đến nay, nhiều chính sách mới đã đi vào thực tiễn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đưa kinh tế Trung Quốc phát triển theo hướng nhanh, mạnh, bền vững. Trung Quốc tiếp tục tăng cường chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp, tăng đầu tư cho trang thiết bị cơ sở trong ngành nông nghiệp, nỗ lực ổn định giá cả lương thực, phân bón, thức ăn gia súc. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc phát triển ổn định.

Vui mừng trước những thành tựu to lớn của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, nhân dân Việt Nam coi đó là niềm cổ vũ lớn lao đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của mình. Nhân dân ta bày tỏ sự ủng hộ đối với đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ủng hộ một nước Trung Quốc thống nhất. Là người bạn thủy chung của nhân dân Trung Quốc anh em, nhân dân Việt Nam tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, do đồng chí Hồ Cẩm Đào đứng đầu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ, thịnh vượng của nhân loại, giữ gìn hòa bình trên thế giới.

Xin chúc 2 nước láng giềng đạt được nhiều thành công trong những năm tới, dìu dắt nhau tiến tới sự phát triển.

Người viết bài :Đinh Văn Trọng