Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Kiên trì Quản lý Nhà nước theo pháp luật, xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa
   2007-10-09 17:29:01    CRIonline
Quản lý Nhà nước theo pháp luật là phương châm chiến lược cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân quản lý và xây dựng đất nước, nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của Đảng. Từ ngày cải cách mở cửa đến nay Trung Quốc luôn luôn thúc đẩy cải cách thể chế chính trị một cách tích cực và vững chắc cùng với tiến trình chung của cải cách và phát triển. Kể từ Đại hội lần thứ 16 của Đảng đến nay, Trung Quốc luôn luôn kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng với nhân dân làm chủ và quản lý Nhà nước theo pháp luật, việc quản lý Nhà nước theo pháp luật đã cất bước đi mới, việc phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa đã thu được tiến triển mới quan trọng.

Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện một bước. Những năm qua, chế độ hoá, qui phạm hóa và trình tự hóa của nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hình thức dân chủ không ngừng phong phú, dân chủ ở cơ sở phát triển hơn nữa, sự tham gia chính trị một cách có trật tự của công dân không ngừng được mở rộng, nhân dân tiến hành bầu cử dân chủ, hoạch định quyết sách dân chủ, quản lý dân chủ và giám sát dân chủ theo pháp luật từng bước được đảm bảo. Các chế độ Đại hội Đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo và chế độ khu vực dân tộc tự trị tiếp tục được kiên trì và hoàn thiện.

Kể từ Đại hội lần thứ 16 của Đảng đến nay, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn thiện lập pháp trong lĩnh vực kinh tế, tập trung tăng cường lập pháp trong lĩnh vực xã hội, nỗ lực cung cấp cơ sở pháp lý cho xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng đòi hỏi của phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tiến bộ toàn diện của xã hội và tình hình mới sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.

Đẩy mạnh toàn diện quản lý Nhà nước theo pháp luật, xây dựng Chính phủ pháp quyền. Các cấp chính quyền coi quản lý Nhà nước theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản trong công tác của chính quyền. Chức năng của Chính phủ được chuyển đổi hơn nữa, hạng mục phê duyệt hành chính giảm với mức lớn, hiệu suất hành chính được nâng cao mạnh mẽ, quyết sách càng thêm khoa học và dân chủ.

Cuộc cải cách thể chế tư pháp và cơ chế làm việc được đẩy mạnh vững chắc. Kiên trì nền tư pháp là vì dân, tập trung giải quyết những vấn đề ràng buộc công bằng tư pháp và quần chúng nhân dân phản ánh mạnh mẽ, phát huy đầy đủ vai trò bảo vệ công bằng và công lý xã hội của cơ quan tư pháp, các hành vi tư pháp được qui phạm, việc giám sát tư pháp được tăng cường. Việc thu hồi quyền phúc thẩm án tử hình về Toà án Nhân dân tối cao đã khiến nền tư pháp càng coi trọng đảm bảo nhân quyền. Ý thức chấp hành pháp luật của toàn xã hội được tăng cường phổ biến. Việc tạo dựng quan niệm pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang trở thành nhận thức chung của toàn xã hội. Việc tuyên truyền phổ biến luật pháp cho toàn dân đã khiến mọi người từ đơn thuần chấp nhận luật pháp chuyển thành vận dụng luật pháp, tham gia vào thực tiễn pháp quyền xã hội. Từng bước tạo dựng lên quyền uy của luật pháp trong toàn xã hội, cuộc sống dựa vào luật pháp để qui phạm, tranh chấp dựa vào luật pháp để giải quyết, một khi quyền lợi bị xâm hại dựa vào luật pháp để bảo vệ đã từng bước trở thành cách sống của càng nhiều người.

Trung Quốc đang ở trong giai đoạn phát triển mới hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, sự phát triển kinh tế xuất hiện một loạt đặc trưng mang tính giai đoạn quan trọng. Những đặc trưng này được thể hiện trong lĩnh vực xây dựng chính trị là: tính tích cực tham gia chính trị của quần chúng nhân dân không ngừng được nâng cao, đề ra yêu cầu cao hơn đối với phát triển nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều này đòi hỏi cuộc cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc cần phải kiên định đường hướng chính trị đúng đắn, cần phải nỗ lực tương xứng với tính tích cực tham gia chính trị không ngừng được nâng cao của nhân dân cùng với việc không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.