Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc khởi nghĩa Nam Xương và sự ra đời của quân đội nhân dân
   2007-09-13 18:02:46    CRIonline
Trong tình hình cuộc chiến tranh Bắc phạt liên tiếp giành được thắng lợi, bọn phản động Quốc dân Đảng với đại diện là Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ, đã phản bội cách mạng, phát động cuộc đảo chính phản cách mạng "ngày 12 tháng 4", "ngày 15 tháng 7", nhiều Đảng viên Cộng sản bị giết hại, đại cách mạng rầm rộ đã bị thất bại. Ngày 1 tháng 8 năm 1927, Uỷ ban Tiền Địch do đồng chí Chu Ân Lai làm bí thư cùng các đồng chí Hạ Long, Diệp Đỉnh, Chu Đức, Lưu Bá Thừa v.v, lãnh đạo hơn 20 nghìn quân đội Bắc phạt do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm hoặc ảnh hưởng, tổ chức cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Nam Xương, đánh chiếm thành phố Nam Xương. Đầu tháng 10, quân khởi nghĩa bị thất bại trên đường tiến về Quảng Đông phía nam. Một bộ phận quân đội được bảo tồn, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chu Đức, Trần Nghị, chuyển về Tương Nam (tức miền nam Hồ Nam), sau khi tham gia cuộc khởi nghĩa Tương Nam, hạ tuần tháng 4 năm 1928 đã gặp đạo quân do đồng chí Mao Trạch Đông lãnh đạo tại núi Tỉnh Cương. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương đã nổ phát súng đầu tiên chống lại vũ trang bọn phản động Quốc dân Đảng bằng vũ trang, đánh dấu sự mở đầu lãnh đạo độc lập cuộc chiến tranh cách mạng nhân dân, sáng lập quân đội nhân dân và vũ trang cướp chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 11 tháng 7 năm 1933, chính phủ trung ương lâm thời nước Cộng hoà Xô-viết Trung Hoa thông qua nghị quyết, phê chuẩn kiến nghị của Uỷ ban Quân sự cách mạng Trung ương, quy định lấy ngày 1 tháng 8 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập quân đội hồng quân công nông Trung Quốc.