Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vân Nam Trung Quốc Nguyễn Văn Đồng trả lời phỏng vấn nhân dịp 40 năm thành lập ASEAN--1
   2007-08-09 16:49:07    cri

La Thành: Sau khi gia nhập khối cộng đồng ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã tham gia vào các công việc của ASEAN, theo đồng chí, việc Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì? Việt Nam đã đóng vai trò như thế nào trong công việc nội bộ ASEAN?

Tổng Lãnh sự Nguyễn Văn Đồng: Việt Nam gia nhập ASEAN như một tất yếu lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

5 lợi ích của việc Việt Nam khi gia nhập ASEAN là tăng cường quan hệ thân thiện và hợp tác cùng phát triển với các nước thành viên; mở rộng thị trường nội khối; thu hút thêm các nguồn lực đầu tư; Việt Nam có điều kiện hợp tác với các quốc gia, các nền kinh tế trên thế giới qua các nước ASEAN và cuối cùng là tham gia ASEAN, Việt Nam nâng cao vai trò và vị thế của mình trên trường quốc tế, hợp tác cùng phát triển vì hòa bình và thịnh vượng

Đóng góp đầu tiên của Việt Nam trong ASEAN là nỗ lực thúc đẩy việc kết nạp 3 nước: Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia vào Hiệp hội, hình thành một ASEAN-10 quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á. Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa chính trị quan trọng. Lần đầu tiên sau mấy thập kỷ xung đột và đối đầu, các nước láng giềng ở Đông Nam Á đã bước qua được những lớp rào cản, cùng bắt tay hợp tác xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Đây cũng là một mục tiêu mà những người sáng lập ASEN đã đề ra ngày từ đầu và phải mất đến gần ba thập kỷ sau mới thực hiện được.

Năm 1977, Hiệp hội phải trải qua một thời kỳ đầy sóng gió do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Nhiều nước thành viên lâm vào tình cảnh khó khăn về kinh tế và cả về chính trị. Uy tín và vai trò của ASEAN suy tổn đáng kể. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được phân công tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN VI (Hà Nội, 1998), một hoạt động có tầm quan trọng bậc nhất của ASEAN. Mặc dù có nhiều khó khăn cả về điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm tham gia ASEAN chưa nhiều, trình độ và kiến thức của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, song với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, Việt Nam đã làm hết sức mình để Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI thành công rực rỡ với việc thông qua "Chương trình Hành động Hà Nội", gồm các biện pháp cụ thể và định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội trong giai đoạn sáu năm, nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thành công của Hội nghị đã góp phần quan trọng và việc củng cố lại đoàn kết, hợp tác nhằm khôi phục vị thế của ASEAN sau khủng hoảng.

Hai năm sau đó, Việt Nam lại đảm nhận cương vị Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN khóa 34 (từ tháng 7-2000 đến tháng 7-2001) và đã tổ chức thành công một loạt Hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng của ASEAN tại Hà Nội năm 2001. Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 tại Hà Nội năm 2001 đã mang đậm dấu ấn Việt Nam, vừa đáp ứng nhu cầu của ASEAN muốn tăng cường liên kết nội khối, vừa phục vụ thiết thực nhu cầu vươn lên, phát triển cho kịp các nước thành viên khác của bốn nước thành viên mới Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam. Nó đã và tiếp tục trở thành tài liệu định hướng quan trọng cho hoạt động hợp tác của ASEAN trong nhiều năm tới.


1 2