|
|
|
Hiệp hội các nước Đông Nam Á |
|
2007-08-07 16:37:36
cri |
Tiền thân của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là Liên minh Đông Nam Á do ba nước Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin và Thái Lan thành lập ngày 31-7-1961 tại Băng Cốc. Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Phi-li-pin và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a đã nhóm họp tại Thủ đô Băng Cốc Thái Lan trong hai ngày 7 và 8 tháng 8 năm 1967, ra tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tức "Tuyên bố Băng Cốc", chính thức tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Trong mấy chục năm thành lập đến nay ASEAN ngày càng trở thành một tổ chức hợp tác nhất thể hóa về chính trị, kinh tế và an ninh lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng của khu vực Đông Nam Á, đồng thời đã xây dựng lên một loạt cơ chế hợp tác.
Ngoài 5 nước sáng lập: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ra, sau thập niên 80 của thế kỷ 20, ASEAN đã lần lượt kết nạp thêm 5 nước là Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia, nâng số nước thành viên từ 5 nước trong ngày đầu thành lập lên tới 10 nước hiện nay. Tổng diện tích của 10 nước ASEAN là 4,5 triệu ki-lô-mét vuông, dân số 530 triệu | . Pa-pu-a Niu-ghi-nê là nước quan sát viên của ASEAN. Mười đối tác đối thoại của ASEAN là: Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn-độ, Nhật Bản, Niu Di-lân, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.
Tôn chỉ của ASEAN là cùng nhau nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của khu vực với tinh thần bình đẳng và thương lượng; tuân thủ công lý, các nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước và "Hiến chương Liên Hợp Quốc", thúc đẩy hoà bình và ổn định của khu vực; hợp tác gắn bó và cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực.
Các cơ quan chủ yếu của ASEAN gồm: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Ngoại trưởng, Ủy ban Thường vụ, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, các hội nghị Bộ trưởng, Ban Thư ký, Ủy ban chuyên môn cũng như các tổ chức nhân dân và bán chính thức. Hội nghị Cấp cao là cơ quan quyết sách tối cao của ASEAN, mỗi năm nhóm họp một lần kể từ hội nghị đầu tiên năm 1995, đã trở thành cơ chế chủ yếu nhất trong việc bàn thảo kế hoạch hợp tác khu vực của các nước ASEAN, chủ tịch do các nước thành viên luân lưu đảm nhiệm. Hội nghị Ngoại trưởng là cơ quan xây dựng chính sách cơ bản của ASEAN, hằng năm tổ chức luân lưu tại các nước thành viên. Ủy ban Thường vụ chủ yếu thảo luận chính sách ngoại giao của ASEAN, đồng thời thực hiện các dự án hợp tác cụ thể. Ban Thư ký đặt tại Gia-các-ta Thủ đô In-đô-nê-xi-a, ra các tập san như "Báo cáo của Ủy ban Thường vụ ASEAN", "Thông tin ASEAN" ...
Những năm qua ASEAN tích cực triển khai chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa. Diễn đàn khu vực ASEAN thành lập tháng 7 năm 1994, Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ La Tinh thành lập tháng 9-1999, ngoài ra còn có các cơ chế như 10+3 và 10+1, tháng Giêng năm 2002 đã khởi động Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Cùng với tiềm lực kinh tế và sự ảnh hưởng không ngừng được tăng cường, ASEAN đã phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong các công việc của khu vực. Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, ASEAN đi đầu trong việc khởi xướng tiến trình hợp tác Đông Á, từng bước hình thành một loạt cơ chế hợp tác khu vực với trung tâm là ASEAN. Trong đó, các cơ chế hợp tác ASEAN với ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc <10+3> và ASEAN với từng nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc <10+1> đã phát triển thành kênh chính trong hợp tác Đông Á. Ngoài ra, ASEAN còn xây dựng quan hệ đối thoại với 10 đối tác là Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Ấn-độ. Năm 2003, quan hệ Trung Quốc ---ASEAN đã phát triển thành mối quan hệ đối tác chiến lược, Trung Quốc là nước đầu tiên ngoài các nước ASEAN tham gia "Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á".
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|