Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật
   2007-04-12 17:02:42    cri
1/ Vấn đề lịch sử:

Lịch sử là vấn đề chính trị nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung-Nhật. Trung Quốc xưa nay chủ trương "Lấy sử làm gương, hướng tới tương lai", nguyện phát triển quan hệ đời đời hữu nghị giữa nhân dân hai nước trên cơ sở tôn trọng lịch sử. Song tiền đề là phải nhìn thẳng vào lịch sử. Trong chuyến thăm Nhật năm 1988, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã trình bày lập trường nguyên tắc của Trung Quốc một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống. Phía Nhật lần đầu tiên thừa nhận từng xâm lược Trung Quốc, bày tỏ xin lỗi và ăn năn hối lỗi một cách sâu sắc, cùng với Trung Quốc xác định nhận thức và đối xử đúng đắn với lịch sử là nền tảng quan trọng trong phát triển quan hệ Trung-Nhật. Trong khi đó có một số ít thế lực cực hữu Nhật ra sức phủ định và tô hồng lịch sử xâm lược, chủ yếu được thể hiện trong các mặt: biên soạn sách giáo khoa lịch sử tuyên truyền lịch sử quan phản động, lãnh đạo Nhật đi viếng đền Y-a-xu-cu-ni...

2/ Vấn đề Đài Loan.

Vấn đề Đài Loan liên quan đến nền tảng chính trị của quan hệ Trung-Nhật. Năm 1972 các nhà chính trị Nhật như Thủ tướng Ta-na-ca Ca-cư-ê...đã thuận theo lòng dân đẩy mạnh tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung-Nhật. Nội các của Thủ tướng Ta-na-ca Ca-cư-ê bày tỏ thông cảm với ba nguyên tắc về bình thường hóa quan hệ do Trung Quốc đề xuất, tức Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Trải qua nhiều vòng đàm phán, điều ba trong "Tuyên bố chung Trung-Nhật" ký ngày 29-9-1972 ghi rõ: Chính phủ Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tái khẳng định: Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Chính phủ Nhật thông cảm đầy đủ với lập trường này của Chính phủ Trung Quốc, kiên trì tuân thủ lập trường trong điều 8 của "Thông cáo Pốt-xđam".

3/ Vấn đề Đảo Điếu Ngư.

Đảo Điếu Ngư nằm trên vùng biển Đông Hải cách thành phố Cơ Long tỉnh Đài Loan Trung Quốc khoảng 92 hải lý về phía đông bắc là hòn đảo thuộc tỉnh Đài Loan.

Đảo Điếu Ngư từ xưa đến nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc, là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với đảo Điếu Ngư và vùng biển xung quanh. Lập trường này của Trung Quốc có bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý đầy đủ.

Tháng 12-1943, Trung Quốc, Mỹ và Anh ra "Tuyên bố Cai-rô" qui định Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc những phần đất bị cướp đoạt như vùng Đông Bắc, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ... "Thông cáo Pốt-xđam" năm 1945 qui định: "Các điều kiện ghi trong Tuyên bố Cai-rô cần phải được thực hiện". Tháng 8 cùng năm, Nhật chấp nhận "Thông cáo Pốt-xđam" tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, việc này nói lên Nhật phải trả lại cho Trung Quốc Đài Loan và Đảo Điếu Ngư trực thuộc Đài Loan. Ngày 17-6-1971, Nhật và Mỹ khi ký kết "Hiệp định trả lại Ô-ki-na-oa" đã đưa những hòn đảo này vào trong "khu vực trao trả" và giao cho Nhật. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30-12-1971 ra tuyên bố cực lực lên án Chính phủ hai nước Nhật-Mỹ ngang nhiên đưa đảo Điếu Ngư của Trung Quốc vào "Khu vực trao trả", nghiêm khắc chỉ rõ "Đây là sự xâm lược trắng trợn đối với chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc quyết không cho phép".

1 2