Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hợp tác kinh tế thương mại hai nước Trung Việt
   2007-04-09 09:44:53    cri
1- Khái quát tình hình

Sau năm 1991 hai đảng, hai nước Trung Việt thực hiện bình thường hoá quan hệ đến nay, dưới sự quan tâm ủng hộ trực tiếp của nhà lãnh đạo và chính phủ hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai nước đã được khôi phục và phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ sau chuyến thăm Việt Nam vào năm 1999 của Thủ tướng TQ Chu Dung Cơ, sự hợp tác kinh tế thương mại hai nước Trung Việt đã bước vào giai đoạn mới phát triển sâu rộng toàn diện. Thương mại song phương giữ sự tăng trưởng khá nhanh, hợp tác kinh tế và bao khoán công trình bước vào quỹ đạo phát triển bình thường, đầu tư trực tiếp của TQ đối với Việt Nam có đà tăng mạnh, dự án viện trợ Việt Nam tiến triển thuận lợi, dự án bàn định giữa chính phủ hai nước đã thu được tiến triển nhất định.

2- Thương mại hai nước

(1)Thương mại song phương giữ sự tăng trưởng khá nhanh. Năm 2001, trong ảnh hưởng của nhân tố bất lợi sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới giảm xuống rõ rệt, kim ngạch thương mại hai nước vẫn thu được mức tăng khá cao là 14,2%, đạt 2 tỉ 815 triệu đô la Mỹ. Theo thống kê của Việt Nam, năm 2001 TQ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam.

Năm 2002 kim ngạch thương mại hai nước đạt 2 tỉ 850 triệu đô la Mỹ, TQ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và nơi nguồn nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam. Tháng 1 đến tháng 4 năm 2003, TQ là đối tác thương mại lớn thứ hai, thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và nơi nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

6 tháng đầu năm 2003, kim ngạch thương mại hai nước tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Theo thống kê của Hải quan, kim ngạch thương mại song phương đạt 2 tỉ 140 triệu đô la Mỹ, tăng 68,3% so với cùng kỳ. Hai bên Trung Việt đã đi đến nhận thức chung, đưa kim ngạch thương mại song phương lên tới 5 tỉ đô la vào năm 2005. Việt Nam còn nêu ra, đưa kim ngạch thương mại song phương lên tới 10 tỉ đô la vào năm 2010.

(2) Đặc điểm chủ yếu thương mại hai nước năm 2003

6 tháng đầu năm 2003, hai nước Trung Việt đã lần lượt xảy ra dịch SARS, do đó đã gây ảnh hưởng nhất định đối với việc triển khai thương mại hai nước, nhưng nhìn chung, thương mại hai nước vẫn đã giữ đà tăng trưởng cao tốc.

a-Dầu thô và dầu thành phẩm. 6 tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của tình hình quốc tế, giá dầu trên thị trường quốc tế cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng dầu thành phẩm và kim ngạch của TQ xuất khẩu sang Việt Nam đều tăng với mức lớn; mặt khác, 6 tháng đầu năm nay vì giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng cao, số lượng dầu thô TQ nhập khẩu từ Việt Nam có phần giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch giao dịch vẫn tăng 24% so với cùng kỳ. Nếu 6 tháng cuối năm giá dầu tiếp tục giữ ở mức cao, có thể dự kiến thương mại dầu thành phẩm giữa hai nước trong cả năm sẽ tăng rõ rệt so với năm ngoái.

b-Nguyên liệu dệt và hàng may mặc. Từ năm ngoái đến nay, TQ xuất khẩu nguyên liệu dệt và hàng may mặc sang Việt Nam tăng với mức lớn, chủ yếu là vì Mỹ tạm không giới hạn đối với hàng dệt may Việt Nam sau khi Việt Nam và Mỹ ký hiệp định thương mại song phương, đã thúc đầy hàng may dệt Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, cũng đã tạo cơ hội cho loại hàng này của TQ xuất khẩu sang Mỹ qua Việt Nam.

c-Xe máy và ô tô. 6 tháng đầu năm 2003 TQ xuất khẩu xe máy sang Việt Nam tiếp tục hạ xuống, số lượng ô tô và linh kiện ô tô và kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam có phần tăng lên.

d- Hàng nông phẩm phụ. Hàng nông phẩm phụ chiếm vị trí quan trọng trong thương mại hai nước nhất là trong nhập khẩu từ việt Nam của TQ. 6 tháng đầu năm 2003, TQ xuất khẩu ngũ cốc, hoa quả sang Việt Nam xuất hiện đà tăng lên .

1 2