Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ đâu
   2007-02-16 13:56:24    cri
Đêm ngày rằm tháng giêng âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của nhân dân Trung Quốc , cũng gọi là "Tết Hoa Đăng " . Theo tập tục cũ , đêm ngày rằm tháng giêng , bất cứ trong thành thị hay ở nông thôn , đâu đâu cũng treo đèn kết hoa , mọi người ra ngắm cảnh hoa đăng , đố câu đối, bầu không khí Tết Nguyên Tiêu thật tưng bừng náo nhiệt .

Từ các Đời Đường ,Tống đến Minh, Thanh , Tết Nguyên Tiêu đã trở thành hoạt động vui chơi giải trí quan trọng của dân chúng . Tết Nguyên Tiêu treo đèn lồng , ngắm hoa đăng là hoạt động vui chơi giải trí được quần chúng nhân dân ở nhiều khu vực Trung Quốc hết sức hoan nghênh . Đặc biệt những năm gần đây , Tết Nguyên Tiên đã xuất hiện quang cảnh phồn thịnh hơn bao giờ hết .Mọi người đều yêu thích Tết Nguyên Tiêu , vậy tết cổ truyền này được bắt nguồn từ đâu ?

Một ý kiến cho rằng , Tết Nguyên Tiêu là có từ Đời Hán , Cuốn "Ngày tết Trung Quốc " xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng : Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây nên , chính ngày đó là ngày rằm tháng giêng . Sau đó cứ vào ngày rằm tháng giêng là vua Hán Văn đều ra khỏi cung vua để đi dạo chơi và "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu " , cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu . Nhưng , lúc đó chưa có tập tục treo đèn lồng . Đến năm thứ 10 Vĩnh Bình , tức năm 67 công nguyên , do đề xuất chủ trương theo đạo phật , vua Hán Minh đã ra sắc lệnh treo đèn lồng trong Tết Nguyên Tiêu để tỏ lòng tôn sùng phật giáo . Đó là cội nguồn treo đèn lồng trong Tết Nguyên Tiêu .

Còn một ý kiến khác thì cho rằng , Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ hoạt động tôn giáo của phật giáo do Thích-ca-mâu-ni sáng lập . Ngày rằm tháng giêng , tăng lữ tề tịu đông đủ để ngắm cảnh hào quang tỏa ra từ Xá Lỵ của Phật. Cũng có người cho rằng , Chung vui Tết Nguyên Tiêu là luật lệ cũ của đạo giáo . Đạo giáo gọi ngày rằm tháng giêng là " Tết Thượng Nguyên " .

Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu , trong dân gian có rất nhiều giải thích . Truyền thuyết cho rằng , Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ . Hồi đó , các cung nữ sau Tết Nguyên Tiêu tháng giêng đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ , nhưng cung vua canh phòng cẩn mật , làm thế nào để ra đi gặp mặt cha mẹ ? Đông Phương Sóc giàu trí thông minh sau khi được tin này bày tỏ hết sức đồng tình , rồi thiết kế phương án để giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt bố mẹ , bước đầu tiên của Đông Phương Sóc là tung tin , cho rằng Hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An , khiến cung vua trong nội thành hoang mang khiếp sợ .Sau đó Đông Phương Sóc bày mưu hiến kế với vua Hán Vũ rằng , tối ngày rằm mọi người trong cung nhất luật phải đi lánh nạn ở ngoài cùng vua , các đường to ngõ hẻm , trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ , tạo nên giả tượng là cả tòa thành Trường An lửa cháy hừng hực , nhờ đó để đánh lừa Hỏa Thần đang giám sát trên trời . Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc , thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân . Từ đó , cứ đến ngày rằm tháng giêng đều phải treo đèn lồng . Còn có truyền thuyết cho rằng , Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ tập quán của công việc đồng áng trong dân gian . Trước sau ngày rằm tháng giêng hàng năm , công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu , bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng . Đến tối ngày rằm tháng giêng , bà con nông dân ở một số khu vực thì đi ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô , rồi châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ .