Cội nguồn của câu đối tết bắt nguồn từ Cái Bùa treo trên cửa . "Cái bùa" là tấm gỗ đào hình chữ nhật , được treo ở hai bên cửa từ Đời Chu , Cái Bùa dài 6 tấc , rộng 3 tấc , trên có vẽ hai vị thần là "Thân Thư" và "Úc Luật" , hai tượng thần này có thể chấn áp được ma quỷ .
Thời Ngũ Đại , trong cung đình Tây Thục , có người viết câu đôi tết trên Cái Bùa . Cho đến Đời Tống , câu đối vẫn được gọi là "Cái Bùa " , nhưng "Cái Bùa " đã từ làm bằng gỗ đào đổi làm bằng giấy , gọi là dán "Câu Đối tết ".
Bước sang Đời Minh , Cái Bùa đã đổi thành "Câu Đối " và trở thành tập tục dân gian cho đến bây giờ .
Nhân dịp xuân mới về , công việc đầu tiên là phải dán tranh có vẽ tượng thần lên cửa và Câu đối tết . Cứ vào ba mươi tết , nhà nào nhà nấy đều tới tấp ra phố mua Câu đối đỏ , cũng có người tự mua mực giấy về viết ,khiến trong nhà ngoài sân được trang hoàng như mới .
Tương truyền rằng , dán tượng thần Thân Thư và Úc Luật lên cửa có thể xua ma đuổi quỷ . Cuốn "Phong Tục Thông" của Ứng Thiệu Đời Đông Hán dẫn lại "Hoàng Đế Thư " viết rằng , Thời Thượng Cổ , có hai anh em là Thân Thư và Úc Luật , hai anh em sống trên núi Độ Sóc . Trên núi có cây Đào tán cây rậm rạp . Buổi sáng hàng ngày , hai anh em này đều ra kiểm duyệt ma quỷ dưới gốc cây này . Nếu có quỷ dữ ra làm hại con người , thì hai anh em sẽ trói chúng lại rồi đem đi cho hổ ăn . Sau đó , người ta bèn vẽ tượng Thân Thư và Úc Luật lên hai tấm gỗ đào , treo ở hai bên cửa để xua ma khử tà . |