3/ Sự giao lưu và hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác.
Quan hệ Trung-Việt từ khi bình thường hóa đến nay, sự giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dục, quân sự...giữa hai nước không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự giao lưu giữa Đảng, Chính quyền, Quân đội, các đoàn thể nhân dân và các địa phương ngày càng sôi động. Các ban ngành liên quan của hai nước đã ký gần 40 văn kiện hợp tác về ngoại giao, công an, kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hóa, tư pháp...Giao thông hàng không, đường biển và đường sắt giữa hai nước đều đã khai thông, 7 cửa khẩu cấp quốc gia ở các tỉnh và khu tự trị biên giới cũng đã khai thông.
4/ Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam bao gồm ba mặt là phân định biên giới trên đất liền và trên Vịnh Bắc Bộ cũng như chủ quyền và khu đặc quyền kinh tế đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh. Hai bên đồng ý giải quyết các vấn đề nói trên qua đàm phán và thương lượng hoà bình.
Trải qua sự nỗ lực của hai bên, "Hiệp ước biên giới trên đất liền Trung Quốc-Việt Nam" được ký ngày 30-12-1999 tại Hà Nội. Ngày 6-7-2000, hai nước chính thức ký "Hiệp định về hoạch định lãnh hải, khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ" tại Bắc Kinh. Hiện nay tình hình thực hiện hai Hiệp định này được rất tốt.
Kể từ năm 1995, Trung Quốc và Việt Nam đã thành lập Tiểu ban chuyên gia về vấn đề trên biển, tiến hành đàm phán về những tranh chấp ở quần đảo Nam Sa, đến nay đã tiến hành 11 vòng đàm phán. Hai bên đồng ý tìm kiếm giải pháp ổn thoả thông qua thương lượng hữu nghị, đồng thời tìm kiếm khả năng triển khai hợp tác. 1 2 |