Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tứ Xuyên-Xứ sở của Gấu Mèo-- V
   2006-11-24 16:03:26    CRIonline

Nghe Online

Câu hỏi của chúng tôi trong bài hôm nay là: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long cả thảy có bao nhiêu con gấu mèo hoang dã?

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long nằm ở tây bắc tỉnh Tứ Xuyên, cách Thành Đô hơn 100 ki-lô-mét, là một trong những nơi sinh sống chủ yếu của gấu mèo. Bởi vậy, tỉnh Tứ Xuyên được gọi là quê hương của gấu mèo. Do mọi người chỉ nhìn thấy bóng dáng gấu mèo hoang dã trong rừng rậm núi sâu ở một số tỉnh, khu tự trị như Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Cam Túc. Do đó, nơi lựa chọn đầu tiên của du khách trong và ngoài nước tiếp xúc thân mật với gấu mèo là vườn gấu mèo Trung Hoa trong khu bảo tồn. Người phụ trách khu bảo tồn Trương Lê Minh nói.

"Mục đích của chúng tôi là khiến gấu mèo có thể sinh sống bền vững lành mạnh, cũng tạo cơ hội cho những người yêu thích gấu mèo trên toàn thế giới, có thể tiếp xúc với gấu mèo. Nói cho du khách biết vì sao phải bảo vệ sinh thái, lịch sử trước đây của gấu mèo, để họ trong khi quan sát gấu mèo, hiểu được ý nghĩa của gấu mèo là một loại sinh vật cổ, 'hoá thạch sống'."

Từ trước đến nay, gấu mèo rất được mọi người yêu thích bởi dáng người béo tròn, bộ lông đen trắng và động tác ngây ngô đáng yêu. Vườn gấu mèo Trung Hoa hiện nay nuôi nhốt hơn 100 con gấu mèo. Tại nơi đây, phóng viên đã thấy nhiều chú gấu mèo đang chơi ở ngoài vườn. Chúng có con đang chơi cầu trượt, có con đang nằm phơi nắng, có con đang trèo cây, ngộ nghĩnh, làm nhiều động tác khó.

Điều khiến người chăn nuôi bận tâm nhất là bữa ăn của gấu mèo. Phóng viên được biết, trước đây gấu mèo "ăn mặn", sau này dần dần chuyển sang ăn chay chủ yếu là cành lá cây trúc. Ngoạ Long phong cảnh tươi đẹp, khí hậu ẩm ướt, rất thích hợp với sinh trưởng của tre trúc, bởi vậy từ trước đến nay đã thu hút gấu mèo đến nơi đây sinh sôi nảy nở. Mặc dù đổi sang ăn chay, nhưng năng lực tiêu hoá của gấu mèo lại không có cải tiến. Nhưng để duy trì thể lực, thông thường gấu mèo không làm những hoạt động tiêu hao năng lượng quá lớn, điều này dễ hiểu cho việc vì sao gấu mèo thường có cử động chậm chạp, thư thả không vội vàng chút nào. Bà Rê-béc-ca Ha-xê đến từ Mỹ đã chụp nhiều ảnh gấu mèo ăn uống, vui chơi, nô đùa, lần đầu tiên được tiếp xúc gần gũi với gấu mèo làm bà rất xúc động:

"Tôi rất vui mừng được đến đây tiếp xúc thân mật với gấu mèo, chúng xem ra rất mạnh khoẻ, đáng yêu. Tôi mong Ngoạ Long có nhiều gấu mèo hơn."

Trong vườn gấu mèo Trung Hoa, có một nhà chuyên nuôi gấu mèo con thiết bị tiên tiến, dùng để nuôi gấu mèo con bằng sức người. Du khách có thể nhìn qua cửa kính, thấy gấu mèo con mới đẻ chỉ to bằng bàn tay, hai mắt còn chưa mở, ngoài da mọc lông máu thưa thớt. Rất khó tưởng tượng, không bao lâu sau nó sẽ lớn lên trở thành những chú gấu mèo lông mọc xum xuê. Ông Trương Thế Thương đến từ Đài Loan Trung Quốc đã chăm chú quan sát hồi lâu trước phòng nuôi gấu mèo con, ông đã xem hết quá trình người chăn nuôi cho gấu mèo con bú sữa. "Lần này tôi đã biết nhiều kiến thức về gấu mèo, người hướng dẫn du lịch kể cho chúng tôi nghe chuyện lịch sử, môi trường sinh trưởng của gấu mèo, tôi bây giờ biết chúng không dễ sống, gấu mẹ cũng không khéo nuôi con."

Được biết, tỉ lệ tử vong của gấu mèo con rất cao. Có con chết vì bệnh tật bẩm sinh hoặc sau khi sinh, có con không may bị gấu mẹ đè chết, nguyên nhân quan trọng hơn là gấu mèo đẻ một lứa nhiều con, mà gấu mẹ chỉ nuôi một con trong đó. Bởi vậy, người nghiên cứu ở đây thường nuôi hộ gấu mẹ những gấu mèo con bị bỏ, để nâng cao tỉ lệ sống của gấu mèo con.

Vì quá yêu thích gấu mèo, ngày càng có nhiều du khách bỏ ra một thời gian đến Ngoạ Long làm người tình nguyện, người Nhật Mi-đô-ri mặc bộ quần áo người chăn nuôi là một trong những người như vậy. Chị nói, chị cùng ba người bạn đến đây tham gia việc nuôi gấu mèo trong một tuần. "Tôi mỗi sáng dạy cho gấu mèo ăn, trưa và tối thì quét dọn chuồng ngủ và hót phân cho gấu mèo. Bình thường làm gì có cơ hội gần gũi với gấu mèo như vậy, bởi vậy chúng tôi đều rất phấn khích."

Kỳ thực, đến Ngoạ Long vào mùa khác nhau, có thể thấy quá trình sinh trưởng trong giai đoạn khác nhau của gấu mèo. Theo chuyên gia nghiên cứu gấu mèo Lý Đức, mùa hè, khí hậu Ngoạ Long mát mẻ, là mùa gấu mèo khá hoạt bát; mùa thu, du khách có cơ hội nhìn thấy quá trình gấu mèo đẻ con; còn mùa xuân là mùa động cỡn của gấu mèo.

Ngoài gấu mèo nuôi nhốt bằng sức người ra, hiện nay trong rừng rậm núi sâu khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long còn sinh sống hơn 100 con gấu mèo hoang dã, chiếm khoảng một phần mười gấu mèo hoang dã thế giới. Trước đây, du khách bình thường không sao đến được khu vực hoạt động của chúng. Cách đây ít lâu, nhằm vào du khách có yêu cầu cao, khu bảo tồn đã đưa ra dự án du lịch khảo sát khoa học hoang dã gấu mèo đầu tiên trên thế giới, khiến họ có thể quan sát gấu mèo trong tình trạng hoang dã ở cự li gần.

Các bạn thân mến, hoan nghênh các bạn đến thăm Ngoạ Long, đến thăm "nhà" của gấu mèo. Sau cùng Thanh Long xin nhắc lại câu hỏi của bài hôm nay, đó là: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngoạ Long cả thảy có bao nhiêu con gấu mèo hoang dã?