Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương là một tổ chức hợp tác kinh tế chủ yếu của Khu vực Châu Á-Thái bình dương. Tháng 1-1989, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Hoóc trong khi thăm Hàn Quốc đã đưa ra sáng kiến triệu tập hội nghị cấp bộ trưởng để thảo luận vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương.
Qua thương lượng với các nước liên quan, các nước Ô-xtrây-li-a, Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân và 6 nước ASEAN đã nhóm họp hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ nhất về hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương tại Thủ đô Ca-bê-ra Ô-xtrây-li-a từ ngày 5-7 tháng 11-1989, đánh dấu Hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương được thành lập. Tháng 6-1993 đổi tên thành Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương, gọi tắt là A-pếch.
Kể từ năm 1989 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương hàng năm họp hội nghị thường niên gồm bộ trưởng ngoại giao hoặc thương mại các nước thành viên tham gia và nhóm họp ba đến bốn hội nghị quan chức cấp thứ trưởng, và còn có thể nhóm họp hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng về một chuyên đề nào đó.
Tháng 11-1991, Hội nghị bộ trưởng lần thứ 3 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương diễn ra tại Xơ-un Hàn Quốc đã thông qua "Tuyên bố Xơ-un", chính thức xác định tôn chỉ và mục tiêu của Diễn đàn là: tùy thuộc lẫn nhau, cùng được lợi, kiên trì thể chế thương mại đa phương mở cửa và giảm thiểu hàng rào thương mại trong nội khối.
1 2 |