Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cuộc trường chinh ghi nhận tình hữu nghị giữa hai nước Trung Quốc-Liên bang Nga
   2006-09-06 16:50:08    cri
Đoàn phóng viên đưa tin liên hợp xuyên quốc gia của "Hành trình hữu nghị Trung-Nga" sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã về tới Bắc Kinh ngày 6. Đoàn gồm hơn 40 phóng viên hai nước Trung-Nga đã xuất phát từ Bắc Kinh ngày 25-7 bắt đầu cuộc hành trình 15 nghìn km trong 42 ngày, đi qua 19 thành phố của Nga. Dọc đường các phóng viên đã ghi nhận tình hữu nghị và mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước của Nhân dân Nga. Tổng thống Nước cộng hoà Bu-ri-a-ti-a thuộc Nga Pô-ta-pốp nói:

"Hành trình hữu nghị Trung-Nga của các bạn sẽ góp phần tăng cường và sâu sắc sự hiểu biết và tin cậy giữa chúng ta, để càng nhiều nhân dân Trung Quốc hiểu biết về nước Nga".

Tại "Khu chợ Trung Quốc" ở ngoại ô thành phố Y-e-ca-tê-rin-bua Nga có tới hàng nghìn ki ốt. Giám đốc Khu chợ Vích-to Tê-xtốp nói, những mặt hàng bán ở đây tủy nhỏ nhưng đã tạo ra lợi nhuận rất lớn. Ông nói:

"Phần lớn những mặt hàng bán ở đây là hàng hóa Trung Quốc, những mặt hàng này có chất lượng tốt, giá rẻ, không những đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực mà còn tiêu thụ sang các khu vực khác của Nga và một số nước Châu Âu".

Sự sầm uốt của "Khu chợ lớn Trung Quốc" là một hình ảnh thu nhỏ về sự phát triển kinh tế-thương mại nhanh chóng giữa Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây. Nga hiện nay là bạn hàng lớn thứ 8 của Trung Quốc, Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 4 của Nga.

Năm ngoái Nga xuất khẩu hơn 8 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc, trở thành nguồn cung cấp năng lượng lớn thứ 5 của Trung Quốc. Ngoài ra doanh nghiệp của hai nước còn đầu tư lẫn nhau. Hiện nay giữa hai nước đều có các dự án đầu tư cỡ lớn. Dự án "Hòn ngọc biển Ban-tích" ở Xanh Pê-téc-bua là dự án đầu tư trực tiếp lớn nhất của doanh nghiệp Trung Quốc tại Nga, tổng mức đầu tư vượt quá 1,3 tỷ USD, sẽ hoàn thành trong vòng 6 đến 8 năm.

Năm 2004, Nguyên thủ hai nước đề xuất đến năm 2010 phải nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 60 đến 80 tỷ USD. Trong quá trình phỏng vấn, các phóng viên ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về hợp tác kinh tế-thương giữa hai nước, chứng kiến đà phát triển của các dự án hợp tác năng lượng và đầu tư cỡ lớn cũng như giao lưu các mặt hàng nhỏ trong nhân dân.

"Hành trình hữu nghị Trung-Nga" lần này còn là một hoạt động về văn hóa. Những năm gần đây ở Nga xuất hiện "cơn sốt" học Hán ngữ, rất nhiều trường đại học đều mở chương trình dạy Hán ngữ, một số thành phố còn có các trường chuyên về dạy Hán ngữ. Tại trường Đại học Sư phạm công lập ở tỉnh Ôm-xcơ, hai nữ sinh sắp tốt nghiệp khoa Trung văn bày tỏ mong muốn được đến Trung Quốc làm phiên dịch hoặc làm giáo viên. Họ không những nói sõi tiếng Trung mà còn hiểu biết về thơ ca, điển tích của Trung Quốc.

Anh I-u-xu-bốp, sinh viên khoa Trung văn trường Đại học Ca-dan còn ngâm một bài thơ Trung Quốc cho phóng viên nghe để thể hiện trình độ Hán ngữ của Anh.

Những người Nga vốn chỉ uống Cà-phê cũng rất yêu thích nền văn hóa trà của Trung Quốc. Trong tiếng Nga, chữ trà là đọc theo tiếng Trung Quốc. Có nhiều nơi ở Nga còn thành lập các câu lạc bộ văn hóa trà Trung Quốc.

"Hành trình hữu nghị Trung-Nga" là một trong hàng loạt hoạt động của "Năm quốc gia Trung-Nga". Hoạt động này đến nay đã kết thúc tốt đẹp. Giám đốc Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc-cơ quan phụ trách tổ chức hoạt động này Vương Canh Niên khi đánh giá về thành quả của hoạt động lần này nói:

"Hành trình hữu nghị Trung-Nga đã giới thiệu nước Nga với nhân dân Trung Quốc từ nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, thời gian dài và khoảng cách xa thông qua phát thanh, truyền hình, báo chí và In-tơ-nét. Đây là một sáng tạo trong lịch sử giao lưu hai nước Trung-Nga, đã thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, giới thiệu sự giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, thể hiện phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tuyền thống nhân văn lịch sử của nước Nga, làm dấy lên 'cơn sốt về nước Nga' trong nhân dân Trung Quốc".

Ngoại trưởng Nga La-vrốp đã đánh giá cao hoạt động "Hành trình hữu nghị Trung-Nga", ông nói:

"Đây là một hoạt động chưa từng có trong lịch sử. Chúng tôi cảm ơn các thành viên trong đoàn".