TQ và VN thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18 tháng 1 năm 1950 . Hai nước và nhân dân hai nước Trung Quốc Việt Nam có tình hữu nghị truyền thống lâu đời . Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài , chính phủ và nhân dân TQ đã dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của VN , dành sự viện trợ to lớn về quân sự và kinh tế cho VN , VN coi TQ là hậu phương vững mạnh , hai nước hợp tác rộng rãi về các lĩnh vực chính trị , quân sự , kinh tế v.v . Cuối thập niên 70 , quan hệ hai nước TQ VN bị xấu đi . Tháng 11 năm 1991 , nhận lời mời của chủ tịch nước TQ Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng , tổng bí thư ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản VN Đỗ Mười , chủ tịch hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt dẫn đoàn đại biểu sang thăm TQ , hai bên tuyên bố chấm dứt quá khứ , mở ra tương lai , thực hiện bình thường hóa quan hệ hai Đảng và hai nước .
Sau đó , quan hệ hai Đảng và hai nước đã được khôi phục toàn diện và phát triển vào chiều sâu . Nhà lãnh đạo hai nước duy trì các cuộc đi thăm và tiếp xúc với nhau , giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực giữa hai bên không ngừng được tăng cường . Đầu năm 1999, tổng bí thư của hai Đảng đã xác định khuôn khổ phát triển quan hệ hai nước hướng tới thế kỷ mới là ' Láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện , ổn định lâu dài , hướng tới tương lai ' . Năm 2000 , hai nước đã ra 'Tuyên bố chung' về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới , đưa ra quy định cụ thể cho việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị song phương .
Từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 2002 , Tổng bí thư ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản , chủ tịch nước TQ Giang Trạch Dân đã thăm hữu nghị chính thức VN . Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng về tăng cường quan hệ hai Đảng và hai nước trong thế kỷ mới , đó là : duy trì các cuộc đi thăm cấp cao ; mở rộng và tăng cường sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước ; giáo dục nhân dân hai nước bằng tinh thần Trung Việt hữu nghị mãi mãi ; tăng nhanh công tác hoạch định đường biên giới đất liền và cuộc đàm phán tiếp theo về hiệp định hợp tác ngư nghiệp vịnh Bắc Bộ ; tăng cường giao lưu kinh nghiệm giữa hai bên về quản lý Đảng , quản lý Nhà nước cũng như lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ; mở rộng và tăng cường sự giao lưu giữa các bộ ngành ngoại giao , quốc phòng , an ninh , công an v.v cũng như sự giao lưu trong thanh thiếu niên . Hai bên đã ký ' Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa chính phủ hai nước Trung Việt ' và ' Hiệp nghị khung giữa chính phủ hai nước về TQ dành vốn vay ưu đãi cho VN .' Tổng bí thư Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản TQ Giang Trạch Dân còn phát biểu diễn văn mang tựa đề ' Cùng kiến tạo tương lai tốt đẹp cho quan hệ Trung Việt ' tại Trường đại học quốc gia Hà Nội .
Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 4 năm 2003 , tổng bí thư Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản VN Nông Đức Mạnh sang thăm và làm việc tại TQ , nhà lãnh đạo của hai Đảng và hai nước bày tỏ sẽ tiếp tục tăng cường và phát triển tình hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa TQ và VN , làm phong phú hơn nội hàm của phương châm 16 chữ ' Láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài , hướng tới tương lai ', không ngừng đưa quan hệ Trung Việt lên bậc thềm mới , khiến hai nước và nhân dân hai nước mãi mãi là láng giềng tốt , người bạn tốt , đồng chí tốt và đối tác tốt . Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 , ngoại trưởng TQ Lý Triệu Tinh sang thăm VN , đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi với nhà lãnh đạo VN về việc tăng cường quan hệ hai nước , sâu sắc sự hợp tác cùng có lợi cũng như trên vấn đề quốc tế và khu vực hai bên đều quan tâm ./. |