Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Quản lý đất nước theo luật, quản lý đất nước bằng đạo đức
   2006-07-14 15:39:18    CRIonline
Tháng 9 năm 1997, đồng chí Giang Trạch Dân đã trình bày tư tưởng "Quản lỵ́ đất nước theo luật" trong báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 15 của Đảng. Đồng chí nêu rõ: "Quản lý đất nước theo luật, tức là đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân theo quy định hiến pháp và pháp luật, thông qua mọi con đường và hình thức quản lý đất nước, quản lý sự nghiệp kinh tế văn hoá, quản lý công việc xã hội, bảo đảm mọi công việc nhà nước đều tiến hành theo luật, từng bước thực hiện chế độ hoá, pháp luật hoá dân chủ chủ nghĩa xã hội, khiến chế độ và pháp luật này không thay đổi vì sự thay đổi của người lãnh đạo, không thay đổi vì sự thay đổi quan điểm và sức chú ý của người lãnh đạo. Quản lý đất nước theo luật, là kế hoạch và sách lược cơ bản của Đảng lãnh đạo nhân dân quản lý đất nước, là nhu cầu khách quan phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, là tiêu chí quan trọng văn minh tiến bộ của xã hội, là bảo đảm quan trọng quản lý và ổn định lâu dài của đất nước." Trong báo cáo, đồng chí còn nêu rõ: "Đề xướng tư tưởng đạo đức chủ nghĩa cộng sản, đồng thời kết hợp giữa yêu cầu tính tiên tiến và yêu cầu tính rộng rãi, khuyến khích tất cả tư tưởng đạo đức có lợi cho sự thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội." Tháng 6 năm 2000, trong "bài phát biểu tại hội nghị công tác tư tưởng chính trị Trung ương", đồng chí Giang Trạch Dân nêu rõ: "Là một phần cấu thành của thượng tầng kiến trúc, pháp luật và đạo đức đều là biện pháp quan trọng giữ gìn trật tự xã hội, quy phạm tư tưởng và hành vi của mọi người, chúng liên hệ lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau. Pháp trị quy phạm hành vi thành viên xã hội bằng tính thẩm quyền và biện pháp cưỡng chế của nó. Đức trị nâng cao nhận thức tư tưởng và giác ngộ đạo đức thành viên xã hội bằng sức thuyết phục và sức khuyên răn của nó. Quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật nên kết hợp lẫn nhau, thống nhất phát huy vai trò." Tháng 1 năm 2001, tại hội nghị Trưởng ban tuyên truyền toàn quốc, đồng chí đã nêu rõ kế hoạch và sách lược quản lý đất nước "kết hợp chặt chẽ giữa quản lý đất nước theo luật và quản lý đất nước bằng đạo đức". "Quản lý đất nước bằng đạo đức" tức là phải lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình làm chỉ đạo, tích cực xây dựng hệ thống tư tưởng đạo đức chủ nghĩa xã hội thích ứng với sự phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời khiến nó trở thành quy phạm phổ biến chấp nhận và tự giác tuân theo của toàn thể nhân dân. Việc nêu ra quan niệm "Quản lý đất nước theo luật" và "Quản lý đất nước bằng đạo đức" là một sáng kiến lý luận chính trị của người Đảng Cộng sản Trung Quốc .