Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Cải cách mở cửa
   2006-07-11 15:13:36    CRIonline

Sau hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 11, kinh tế quốc dân bước vào thời kỳ điều chỉnh. Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 11 tháng 9 năm 1979 đã thông qua "Quyết định một số vấn đề về tăng nhanh phát triển nông nghiệp", cho phép nông dân dưới sự chỉ đạo kế hoạch thống nhất của nhà nước, tuỳ lúc tuỳ nơi mà vận dụng linh hoạt, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của họ, phát huy tính tích cực sản xuất của họ. Tháng 9 năm 1980, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố "Mấy vấn đề về tăng cường và hoàn thiện hơn nữa chế độ trách nhiệm sản xuất nông nghiệp", khẳng định tính chất xã hội chủ nghĩa của việc khoán sản phẩm đến hộ. Đến đầu năm 1983, chế độ trách nhiệm bao khoán gia đình nông thôn mở rộng toàn diện trong phạm vi toàn quốc. Tháng 10 năm 1984, hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 12 đã nêu ra và trình bày khá hệ thống một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn trong cải cách thể chế kinh tế, xác nhận kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc là kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu, đây là văn hiến mang tính cương lĩnh tiến hành toàn diện cải cách thể chế kinh tế. Cải cách thể chế chính trị và cải cách thể chế kinh tế trên cơ bản là cùng lúc tiến hành. Ngày 18 tháng 8 năm 1980, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã có bài phát biểu với nhan đề "Đảng với cải cách chế độ lãnh đạo nhả nước" tại hội nghị mở rộng Bộ chính trị Trung ương, chỉ rõ phương hướng cải cách thể chế chính trị Trung Quốc trong thời kỳ mới. Giữa thập niên 80 thế kỷ 20, cải cách trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá v.v của Trung Quốc cũng bắt đầu khởi động. Ngày 28 tháng 3 năm 1985, đồng chí Đặng tiểu Bình nói: "Cải cách là cuộc cách mạng thứ hai". Tháng 7 năm 1979, Trung ương Đảng, Quốc vụ viện đưa ra quyết định, thi hành chính cách đặc biệt và biện pháp ưu đãi đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, đồng thời quyết định mở đặc khu kinh tế tại Thâm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn, coi là cửa sổ thu hút vốn nước ngoài, học tập kỹ thuật tiên tiến và phương pháp kinh doanh quản lý của nước ngoài. Tháng 4 năm 1984, lại mở cửa hơn nữa 14 thành phố bến cảng duyên hải. Tháng 2 năm 1985, mở thêm vùng tam giác châu thổ sông Trường Giang, tam giác châu thổ sông Châu Giang và vùng tam giác Mẫn Nam (miền nam Phúc Kiến) là vùng phát triển kinh tế. Sau đó đã hình thành bố cục mở cửa toàn phương vị, nhiều cấp độ. Qua thực tiễn nhiều năm, cải cách và mở cửa đã được nhân dân toàn quốc ủng hộ, "Cải cách mở cửa là con đường đưa đất nước trở lên lớn mạnh" trở thành nhận thức chung của mọi người. "Một trung tâm, hai điểm cơ bản" "Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm", "Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản", "Kiên trì cải cách mở cửa" là thuật ngữ khái quát cao độ đường lối cơ bản của Đảng trong thời kỳ mới .