Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Đảng cộng sản Trung Quốc
   2006-07-04 14:38:38    cri
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Đảng cộng sản Trung Quốc đã triệu tập tại Diên An từ ngày 23-4 đến này 11-6-1945 trước ngày cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc sắp giành thắng lợi. Có 755 đại biểu thay mặt cho 1,21 triệu đảng viên cả nước về dự đại hội.

Khi các đồng chí Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai...bước lên đài chủ tịch cả hội trường đã đứng dậy và vỗ tay nồng nhiệt. Đồng chí Nhiệm Bật Thời, tổng thư ký Đại hội tuyên bố khai mạc đại hội. Đồng chí Mao Trạch Đông trình lên đại hội báo cáo chính trị với tiêu đề "Bàn về chính phủ liên hợp" và trình bày về một số vấn đề trong báo cáo cũng như các vấn đề khác. Đồng chí Chu Đức đọc báo cáo quân sự với tiêu đề "Bàn về chiến trường khu giải phóng" và kết luận của cuộc thảo luận về quân sự. Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ đọc báo cáo "Sửa đổi điều lệ Đảng" và kết luận thảo luận về vấn đề tổ chức. Đồng chí Chu Ân Lai có bài phát biểu quan trọng với tiêu đề "Bàn về Mặt trận thống nhất".

Một công trạng lịch sử quan trọng của Đại hội lần thứ 7 là đã xác định đường lối chính trị của Đảng, tức "Mạnh dạn phát động quần chúng, làm lớn mạnh lực lượng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng đánh bại quân xâm lược Nhật, giải phóng nhân dân cả nước, thành lập một nước Trung Quốc dân chủ". Đường lối chính trị này đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng và toàn Dân là đánh bại quân xâm lược Nhật, thành lập một nước Trung Quốc dân chủ mới; nói rõ muốn thực hiện mục tiêu phấn đấu này thì cần phải mạnh dạn phát động quần chúng, làm lớn mạnh lực lượng nhân dân; nhấn mạnh tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là then chốt để cách mạng thu được thắng lợi.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Cơ quan lãnh đạo Trung ương mới. Bầu các đồng chí Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Nhiệm Bật Thời vào Ban Bí thư Trung ương; bầu đồng chí Mao Trạch Đông làm Chủ tịch Ủy ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Đây là một tập thể lãnh đạo kiên cường có uy tín rất cao, có thể đoàn kết toàn Đảng.

Ngày 11-6-1945, Đại hội đã bế mạc trọng thể. Đồng chí Mao Trạch Đông đọc lời bế mạc nói, Chúng ta đã triệu tập một đại hội rất tốt. Chúng ta đã tổ chức một đại hội thắng lợi, một đại hội đoàn kết. Đồng chí kêu gọi toàn Đảng "hạ quyết tâm, không sợ hy sinh, gạt bỏ muôn vàn khó khăn để giành thắng lợi.

Đại hội lần thứ 7 là một đại hội cực kỳ quan trọng và cũng là đại hội cuối cùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ cách mạng dân chủ. Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm lịch sử phát triển đầy chông gai trong hơn 20 năm của cách mạng dân chủ Trung Quốc, xây dựng đường lối, cương lĩnh và sách lược đúng đắn, khắc phục tư tưởng sai lầm trong đảng, khiến toàn Đảng đặc biệt là cán bộ cấp cao của Đảng có nhận thức khá rõ ràng đối với qui luật phát triển của cách mạng dân chủ Trung Quốc, khiến cho Toàn Đảng đoàn kết gắn bó hơn bao giờ hết trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Là đại hội của đoàn kết, đại hội của thắng lợi, Đại hội lần này đã đi vào sử sách. Đại hội đã đặt nền tảng vững chắc về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho Đảng lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Nhật và thắng lợi của chủ nghĩa dân chủ mới trong cả nước.

Một đóng góp lịch sử nữa của Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đưa tư tưởng Mao Trạch Đông lên ngọn cờ của Đảng, xác định tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng chỉ đạo của Đảng và ghi vào điều lệ Đảng.

Đại hội 7 xác định tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng chỉ đạo của Đảng là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử và phát triển của cuộc đấu tranh cách mạnh nhân dân Trung Quốc thời cận đại. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập, những người cộng sản Trung Quốc tiêu biểu là đồng chí Mao Trạch Đông căn cứ theo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, trải qua hơn 20 năm phấn đấu gian khổ đã khái quát một hoạt kinh nghiệm mang tính sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Trung Quốc thành lý luận, phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin một cách sáng tạo, hình thành tư tưởng chỉ đạo khoa học phù hợp với tình hình của Trung Quốc.