Tình hình chính phủ Trung Quốc tích cực thúc đẩy sự trao đổi kinh tế thương mại giữa hai bờ mang lại lợi ích cho nhân dân hai bờ
Từ năm 1949 sau khi hình thành cục diện ngăn cách hai bờ, sự trao đổi kinh tế thương mại giữa Đại Loan và đại lục Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Năm 1979, phía đại lục trước tiên nêu ra sáng kiến thi hành thông thương, thông bưu điện và thông đường vận tải trực tiếp hai chiều giữa hai bờ (Gọi tắt là ba thông). Sau đó sự hoà hoãn tình hình chính trị giữa hai bờ đã tạo môi trường và bầu không khí thích đáng cho việc khôi phục và phát triển quan hệ kinh tế thương mại hai bờ.
Năm 1987, phía Đài Loan bắt đầu cho phép dân chúng Đài Loan đến đại lục thăm người nhà, sau đó nhiều chủ xí nghiệp Đài Loan cũng tới tấp đến đại lục khảo sát tình hình thị trường và tài nguyên. Do vậy, Đại lục Trung Quốc có sức lao động phong phú giá thành thấp và thị trường to lớn đã nhanh chóng trở thành nơi đầu tư mới của doanh nghiệp Đài Loan, trong đó, tình ruột thịt máu mủ vốn có giữa hai bờ trở thành động lực lớn mạnh thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại hai bờ phát triển nhanh chóng.
Để thúc đẩy sự trao đổi kinh tế và kỹ thuật giữa hai bờ, phía đại lục đã ban hành một loạt pháp quy và biện pháp như "Điều lệ bảo vệ đầu tư nhà kinh doanh Đài Loan" v.v. Dưới sự khuyến khích của những chính sách và biện pháp này, cũng như sự thu hút bởi sức sống phát triển kinh tế đại lục, ngày càng nhiều nhà kinh doanh Đài Loan đã triển khai sự hợp tác kinh tế thương mại đa dạng với đại lục, không ít nhà kinh doanh Đài Loan đã tăng thêm đầu tư tại đại lục, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Nhà kinh doanh Đài Loan Lâm Ngạn Hồng là một người như vậy. Ngoài buôn bán vật liệu gang thép ra, ông còn thu mua hoa màu tại đại lục, bao gồm cao lương, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan v.v, sau khi tuyển chọn lại bán sang Đài Loan và Việt Nam.
Những năm gần đây, nhiều nhà doanh nghiệp Đài Loan dần dần từ vùng duyên hải đông nam đại lục phát triển đến vùng miền trung, miền tây, lĩnh vực đầu tư cũng từng bước từ công nghiệp loại hình tập trung sức lao động chuyển sang công nghiệp loại hình tập trung kỹ thuật, một số doanh nghiệp lớn cũng đã tăng nhanh nhịp bước đầu tư tại đại lục. Khi đề cập tình hình mặt này, ông Trương Quán Sinh, nghiên cứu viên Sở nghiên cứu Đài Loan Viện khoa học xã hội Trung Quốc nói:
"Từ sau giữa thập niên 90 thế kỷ trước, doanh nghiệp cơ khí, dầu mỏ Đài Loan đã cùng doanh nghiệp loại hình tập trung sức lao động đến đại lục đầu tư, ngành công nghệ cao như màn hình điện tử Đài Loan v.v cũng bắt đầu đến đại lục đầu tư quy mô, hơn nữa đã nhanh chóng thay thế địa vị công nghiệp truyền thống, trở thành một lực lượng quan trọng đầu tư tại đại lục."
1 2 |