Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn hóa truyền thống trở lại thu hút ánh mắt của người dân TQ
   2006-03-10 16:53:40    cri

Những năm qua , dân TQ ngày càng có hứng thú đối với nền văn hóa truyền thống , đây được các cơ quan truyền thông gọi là "trở về với văn hóa truyền thống " . Vấn đề này cũng đã trở thành đề tài nóng của kỳ họp thường niên Quốc hội và Chính hiệp TQ đang diễn ra tại Bắc Kinh hiện nay .

9 giờ 30 phút sáng thứ 7 hàng tuần , phòng diễn thuyết của Thư viện Quốc gia nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh sẽ chật ních thính giả , mọi người chờ sẵn ở đấy để lắng nghe diễn thuyết của các học giả lĩnh vực văn hóa TQ .

Giáo sư Dương Hồng Huân ,một học giả nổi tiếng của TQ với chủ đề về nghệ thuật kiến trúc truyền thống TQ . " Bộc giảng Văn Tân" của Thư viện Quốc Gia TQ thành lập vào tết dương lịch năm 2001 , thứ bảy hàng tuần sẽ mời một học giả nổi tiếng đến giải bài với công chúng lấy đề tài văn hóa truyền thống của TQ là chính , trong đó kể cả chiết học , lịch sử , tiểu thuyết cổ điển , chế độ chính trị thời cổ v.v . Hơn 5 năm qua , Bộc Giảng này đã thu hút biết bao người dân bình thường . Giáo sư Trương Chí Trung , học giả nổi tiếng , Ủy viên Chính hiệp TQ cho rằng , đây là hiện tượng rất tốt ."

"Những năm gần đây , trong xã hội TQ , không những tầng lớp trí thức , mà ngay cả thường dân cũng ngày càng có hứng thú với những thứ giàu đặc sắc dân tộc của mình , họ ngày càng có hứng thú với lịch sử và văn hóa . Tôi cho rằng điều này đã nói lên một vấn đề là song song với sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường, niềm tự tin của quốc dân cũng được tăng cường . "

Sở dĩ người dân TQ ngày càng có hứng thú với nền văn hóa truyền thống , điều này liên quan tới sự nỗ lực của chính phủ TQ . Năm 20o2 , Ủy ban thường vụ Quốc hội TQ đã phê chuẩn "Luật bảo vệ văn vật " qua sửa đổi , thực thi việc bảo hộ nghiêm khắc và hữu hiệu hơn đối với di sản văn hóa có hình , năm 2003 , TQ bắt đầu thực thi chương trình bảo vệ văn hóa dân gian dân tộc , năm ngoái, bộ văn hóa TQ còn thực thi dự án chỉnh lý danh mục tác phẩm tiêu biểu về di sản văn hóa phi vật thể che phủ 56 dân tộc trong cả nước ,trong đó bao gồm ca dao , tài nghệ dân gian , ca múa v.v . Cách đây không lâu , chính phủ TQ quyết định lấy thứ bảy tuần thứ hai của tháng 6 hàng năm làm "Ngày di sản thế giới " . Về việc này , Ủy viên Chính hiệp Phùng Ký Tài thì cho rằng , việc bảo tồn văn hóa truyền thống của TQ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn .

"Năm nay , chúng ta nêu ra việc xây dựng nông thôn mới . Đây là một vấn đề hết sức quan trọng . Tôi cho rằng trong khi nêu ra xây dựng nông thôn mới , chúng ta làm thế nào để đưa nội dung bảo tồn văn hóa vào Quy hoạch tổng thể , khiến nó được phát triển một cách nhịp nhàng và quay vòng tốt , chứ đừng tái phạm sai lầm trong việc xây dựng thành thị như trước đây , TQ có hơn 660 thành thị , nếu như áp dụng mỗi một mô thức xây dựng thì không còn đặc sắc riêng của các thành phố nữa .Nếu như các làng xóm muôn mầu muôn vẻ của chúng ta cũng không còn đặc sắc , thì nền văn hóa của chúng ta sẽ trở nên tồi hơn , sẽ gây nên tổn thất nặng nề ."

TQ là một nước đang phát triển , trong thời gian khá dài , việc xây dựng kinh tế vẫn là trọng tâm được cả xã hội quan tâm . TQ nêu ra xây dựng song song văn hóa với kinh tế , như vậy rất tốt , song còn phải có một thời gian . Giáo sư Chiêm Phúc Thụy , giám đốc thư viện Quốc gia TQ là chuyên gia nghiên cứu văn học cổ điển của TQ , ông cho rằng , mặc dù hiện nay công chúng bắt đầu sốt sắng với nền văn hoá truyền thống , song vẫn chưa đủ , việc kế thừa và phát huy nền văn hóa truyền thống TQ còn cần phải làm rất nhiều công việc . Ông nói :

" Xã hội càng phát triển , kinh tế càng lớn mạnh , vấn đề nguồn gốc của một dân tộc sẽ càng nổi cộm , đó là vấn đề linh hồn của dân tộc , do vậy nền văn hóa của dân tộc cũng trở nên quan trọng . TQ có rất nhiều truyền thống văn hóa , cần có người nghiên cứu , cần phải đào tạo lớp người hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc mình ."

Giáo sư Chiêm Phúc Thụy nói , trong quá trình chuyển đổi xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp , nền văn hóa truyền thống là đề tài nặng nề . Nhiều nét truyền thống đã tiêu tan mãi mãi , nhiều thứ đứng bên bờ bị diệt vong , điều quan trọng hơn là , những thứ bị mất hoặc sắp bị mất sẽ gây ảnh hưởng hết sức to lớn thậm chí là khôn lường đối với tương lai của chúng ta .