Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các ủy viên Chính hiệp giới tôn giáo nói về xây dựng xã hội hài hoà
   2006-03-09 16:10:46    cri
Hai ngày qua, kỳ họp thường niên của Chính hiệp Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, hơn 2200 ủy viên đến từ các nơi trong cả nước đã chia thành 34 tổ theo đảng phái, đoàn thể, ngành nghề để tiến hành thảo luận "Báo cáo công tác chính phủ" của thủ tướng Ôn Gia Bảo, cùng nhau bàn bạc việc nước. Phóng viên Đài chúng tôi đã phỏng vấn mấy ủy viên chính hiệp giới tôn giáo, mời họ phát biểu nhận xét của giới tôn giáo đối với việc xây dựng xã hội hài hoà do Chính phủ đề ra.

Trung Quốc là một nước gồm nhiều tôn giáo. Chủ yếu gồm Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo. Các ủy viên Chính hiệp đến từ 5 tôn giáo này đồng loạt bày tỏ các tôn giáo sẽ góp phần tích cực trong quá trình xây dựng xã hội hài hoà ở Trung Quốc.

Ông Đao Thuật Nhân, Ủy viên Chính hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc nói, xây dựng xã hội hài hoà là mục tiêu lớn, để thực hiện mục tiêu này giới Phật giáo đã đề ra mô hình qui phạm là "hài hoà đồng tâm, bắt đầu từ tâm". Ông cho rằng sự thông cảm của tâm linh là nhịp cầu tốt nhất để đạt tới hài hoà. Xã hội hài hoà tức là nội tâm của con người phải chan hoà, lương thiện, trong lòng có hoà bình, như vậy xã hội bên ngoài mới có thể hoà bình và hài hoà.

Đạo giáo là một tôn giáo bản xứ của Trung Quốc, đến nay đã có mấy nghìn năm lịch sử. Tuy tín ngưỡng của Đạo giáp và Phật giáo không giống nhau, nhưng trong hơn hai nghìn năm qua, Phật giáo và Đạo giáo đã chung sống hài hòa tại Trung Quốc. Ông Hoàng Tín Dương, ủy viên Chính hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc đã lấy hai vị dụ rằng: Tại chùa lớn Nam Nhạc ở tỉnh Hồ Nam, ở phía đông là Đạo giáo, ở phía tây là Phật giáo; Điện lớn luân phiên do Phật giáo sử dụng một ngày và Đạo giáo sử dụng một ngày, hai tôn giáo dùng chung. Một ví dụ nữa là Chùa Huyền Không ở Sơn Tây, trong chùa đều thờ phụng tổ tiên của ba tôn giáo là Nho, thích và Đạo.

Đạo giáo và Phật giáo cùng sử dụng chung một chùa quả là điều hiếm có. Các ủy viên giới tôn giáo đều cho rằng muốn để toàn xã hội hài hoà trước hết phải bảo đảm sự hòa mục và đoàn kết giữa 5 tôn giáo, sau đó mới có thể phục vụ cho xã hội. Ông Đinh Văn Phương, ủy viên Chính hiệp, Phó chủ tịch hiệp hội Đạo Hồi Trung Quốc có thể hội sâu sắc về sự chung sống hoà mục và giúp đỡ lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ông nói: sự hoà mục tôn giáo ở Trung Quốc là không có nước nào trên thế giới có thể sánh kịp. Ví dụ, để chào đón Thế vận hội 2008, để phục vụ cho cộng đồng Hồi giáo đến từ các nơi trên thế giới, thành phố Thanh Đảo sẽ xây dựng một chùa Hồi, Đạo giáo và Phật giáo mỗi bên đã ủng hộ 500 nghìn nhân dân tệ, Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo mỗi bên ủng hộ 100 nghìn tệ. Điều này chắc là không thể có ở bất cứ nước nào trên thế giới.

Ông Lưu Bách Niên, ủy viên Chính hiệp, Phó chủ tịch Hội Thiên chúa giáo yêu nước Trung Quốc nói với phóng viên rằng: Thiên chúa giáo chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy ưu thế của mình, hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tướng, dẫn dắt các tín đồ tích cực nỗ lực việc xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa.

Bà Tào Thánh Khiết, ủy viên thường vụ Chính hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội Cơ đốc giáo Trung Quốc nói, tuy tín ngưỡng tôn giáo của chúng ta không giống nhau, nhưng mọi người đều cần phải chung sống hoà mục với nhau. Muốn xây dựng xã hội hài hoà, tôn giáo nhất định phải hoà mục.

Những bằng chứng về Phật giáo và Đạo giáo cùng sử dụng chung một ngôi chùa, cùng xây dựng một ngôi chùa nói lên giữa 5 tôn giáo Trung Quốc là bao dung, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Các ủy viên giới tôn giáo cho rằng giới tôn giáo sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc xây dựng xã hội hài hoà trên cơ sở này.