Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhật ký phóng viên: ngày 8 tháng 3
   2006-03-08 18:48:22    cri
Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3, nhưng các nữ đại biểu Quốc hội và ủy viên Chính hiệp đang dự hai kỳ họp vẫn bận rộn thảo luận xem xét các công việc nhà nước. Ngày Quốc tế phụ nữ hằng năm đều trùng với hai kỳ họp, do đó các nữ đại biểu và ủy viên đều chào đón ngày lễ của mình trong công việc bận rộn. Phóng viên đưa tin về hai kỳ họp này cũng vậy.

Khi phỏng vấn bà Tào Thánh Khiết, ủy viên thường vụ Chính hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Cơ đốc giáo Trung Quốc ngày 7, phóng viên đã cảm nhận sâu sắc sức sống và lòng nhiệt tình của bà cụ cao tuổi này. Tuy đã ở tuổi 76, nhưng bà Tào Thánh Khiết tư duy vẫn nhạy bén, nói năng dí dỏm, hoàn toàn không có cảm giác là một cụ già, mà chẳng khác nào như một thanh niên. Bà không những là Ủy viên thường vụ của Chính hiệp, lãnh tụ của Tôn giáo mà còn là một nhân vật kiệt xuất trong giới phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của bà, Cơ đốc giáo Trung Quốc đã từ chỉ có mục sư nam trước đây từng bước phát triển thành có một phần ba mục sư nữ. Hơn nữa bà là một trong số hai ủy viên nữ duy nhất trong số 66 ủy viên tôn giáo trong Chính hiệp. Trong cuộc phỏng vấn, bà vui vẻ nói với phóng viên rằng: cô hãy trông, ủy viên nữ chúng tôi sướng biết bao. Tuy hằng năm phải tham gia kỳ họp không được ở nhà chào mưng ngày lễ, nhưng nhà nước rất chiếu cố chúng tôi. Mỗi khi đến ngày mùng 8 tháng 3 là có người tặng hoa và quà cho chúng tôi, và tặng bách ga-tô cho các nữ ủy viên có sinh nhất trong tháng 3. Chiều nay tôi còn phải đi dự buổi liên hoan của phụ nữ chúng tôi.

Trên đường ra về, phóng viên bất chợt trông thấy một băng tấm băng rôn lớn chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ, trong lòng cảm thấy ấm cúng vô cùng. Là một phụ nữ, vừa công tác lại phải kiêm nhiệm cả công việc gia đình, đôi khi cảm thấy quả thực là hy sinh nhiều hơn nam giới. Thế nhưng, miễn là được xã hội chấp thuận và tôn trọng, tôi cảm thấy mình cần phải gánh vác trách nhiệm "gánh nửa giang sơn" của mình.