Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các ủy viên Chính hiệp giới phật giáo nói về sự giao lưu đối ngoại của Phật giáo Trung Quốc
   2006-03-08 17:21:33    cri
Theo tin Đài chúng tôi: Kỳ họp thường niên của Chính hiệp Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh. Chức năng chủ yếu của Chính hiệp Trung Quốc là thương lượng chính trị và giám sát dân chủ, nhân sĩ các đảng phái, đoàn thể, dân tộc và các tầng lớp xã hội tham gia Chính hiệp tiến hành thương lượng về các phương châm chính sách của nhà nước cũng như các vấn đề quan trọng liên qua tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Trong thành phần của Chính hiệp đương nhiên không thể thiếu các ủy viên giới tôn giáo. Trong thời gian hội nghị, các ủy viên giới Phật giáo đã trả lời phỏng vấn phóng viên Đài chún tôi về sự giao lưu đối ngoại của Phật giáo Trung Quốc. Họ cho rằng tính bao dung của Phật giáo đã xúc tiến sự giao lưu văn hóa Phật giáo giữa các nước, thúc đẩy sự giao lưu hữu nghị giữa nhà nước, xúc tiến sự hài hoà của xã hội.

Phật giáo không những có đông đảo tín đồ tại các nước Châu Á như Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, Sin-ga-po, Cam-pu-chia, Lào, Nê-pan, Xri-lan-ca...mà cùng với sự truyền bá và giao lưu của Phật giáo, những năm gần đây tại các nước như Châu Âu và Mỹ cũng dần dần nổi lên cơn sốt về phật giáo, ảnh hưởng tiềm tàng tới quan niệm đời sống của người phương Tây.

Sự giao lưu phật giáo giữa Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc do cựu chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Triệu Phác Sơ khởi xướng đã khiến cho Phật giáo của nước Trung Hoa mới đi ra nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước láng giềng của Trung Quốc. Tuy hoạt động giao lưu phật giáo giữa Trung Quốc với các nước Nam Á, Đông Nam Á cất bước tương đối muộn nhưng đã phát triển nhanh chóng trong 20 năm lại đây. Phó chủ tịch Hiệp hội phật giáp, ủy viên chính hiệp Đao Thuật Nhân nói, thập niên 80 của thế kỷ trước, hiệp hội phật giáo Trung Quốc đã việcn trợ xây dựng một ngôn chùa Trung Quốc tại Nê-pan, và cử các pháp sư tới Nê-pan. Hiện nay Trung Quốc còn có hơn 20 vị sư sãi đang học tập tại Trường đại học Phật giáp Xri-lan-ca.

Phật giáo cũng được chia thành các trường phái, tại Nhật và Hàn Quốc là phật giáo đại thừa, còn phần lớn ở các nước Nam Á và Đông Nam Á là tiểu thừa, nhưng giới phật giáo Trung Quốc luôn luôn giữ mối quan hệ và giao lưu tốt đẹp với giới phật giáo các nước này. Điều này không những nhờ có tính đa dạng của tôn giáo Trung Quốc mà còn không thể tách rời với chính sách tự do tín ngưỡng của Trung Quốc. Ủy viên thường vụ Chính hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội phật giáo Trung Quốc Thánh Huy đại sư nói, ha dòng phật giáp Hán, Tạng và bộ thượng toạ tồn tại bình đẳng ở Trung Quốc. Chính sách tự do tín ngưỡng của Trung Quốc vừa đảm bảo cho tự do tín ngưỡng tôn giáo không bị xâm phạm, lại tạo nền tảng cho sự phát triển bình đẳng của các tôn giáo. Điều này thuận tiện cho phật giáo Trung Quốc tiến hành giao lưu với phật giáo các nước.

Để chuẩn bị cho Diễn đàn phật giáp thế giới lần thứ nhất diễn ra tại Trung Quốc tháng 4 năm nay, từ cuối năm 2004, pháp sư Thánh Huy đã dẫn đoàn đại biểu phật giáo Trung Quốc tới thăm các nước xung quanh như Sin-ga-po, Mi-an-ma, Việt Nam, Lào, CPC...giao lưu với hiệp hội tôn giáo các nước và giảng bài tại Viện phật học. Tính đến nay đã có hơn 30 nước và khu vực bày tỏ mong tham gia Diễn đàn phật giáo thế giới tại Trung Quốc.

Ngoài giao lưu học giả, triệu tập hội nghị quốc tế và cử các đoàn đi thăm ra, việc trưng bày các vật báo của phật giáo cũng là một hình thức triển khai giao lưu đối ngoại của phật giáo Trung Quốc.