Kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi đọc báo cáo công tác chính phủ trước quốc hội nói:
"Trung Quốc sẽ càng thêm coi trọng sự phát triển nhịp nhàng giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực, coi trọng xây dựng các sự nghiệp xã hội, sẽ càng thêm coi trọng sự công bằng xã hội và ổn định xã hội để toàn thể nhân dân được chia sẻ những thành quả trong phát triển".
Những lời nói trên đây của thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chỉ rõ một vấn đề nghiêm trọng đặt ra cho xã hội Trung Quốc hiện nay, đó là sự công bằng xã hội. Chính phủ Trung Quốc đã chú ý đến tính cấp bách của vấn đề này, đồng thời thông qua một loạt biện pháp về thể chế và chính sách để hoàn thiện kết cấu phân phối thu nhập xã hội, để đông đảo nhân dân được lợi nhiều hơn từ trong sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và xã hội.
Nhà kinh tế học Triệu Nhân Vĩ nhiều năm qua luôn nghiên cứu về vấn đề phân phối thu nhập của người dân Trung Quốc, ông rất lo lắng trước xu thế mở rộng của khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Ông nói:
"Từ thập niên 90 đến nay, khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn vẫn đang mở rộng, theo thống kê của chính phủ khoảng cách này là hơn 4,2 lần, đây là khoảng cách tương đối lớn so với quốc tế. Theo báo cáo hằng năm của Ngân hàng thế giới, khoảng cách thu nhập cao gấp hai lần là rất hiếm".
Ông Triệu Nhân Vĩ cho rằng vấn đề không công bằng trong phân phối thu nhập xã hội nếu không được giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng bất lợi cho việc xây dựng xã hội hài hoà cũng như sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế-xã hội, Chính phủ cần phải gấp rút xây dựng đối sách để giải quyết vấn đề này. Ông nói:
"Một là tiến hành cải cách đến cùng theo hướng thị trường, giải quyết vấn đề độc quyền thông qua sâu sắc cải cách thị trường, giải quyết vấn đề tham nhũng thông qua cải cách chính trị, cần phải có sự kiềm chế về quyền lực. Hai là phải chuyển dịch lao động nông thông sang ngành công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hoá. Đây cũng là một qui luật phát triển của các nước trên thế giới".
Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc coi trọng cao vấn đề công bằng xã hội. Ông Cao Toàn Bình, ủy viên Chính hiệp nói, hai năm qua Chính phủ đã áp dụng một loạt biện pháp từ các mặt để giải quyết vấn đề phân phối xã hội không đồng đều, khiến cho đông đảo nhân dân được chia sẻ những thành quả của cải cách và phát triển. Ông nói:
"Hai năm qua thu ngân sách của nhà nước tăng với mức lớn, nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp và đầu tư mạnh cho các sự nghiệp văn hoá, y tế và xã hội. Ví dụ như giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, Trung Quốc sẽ miễn toàn bộ lệ phí trong hai năm tới, và năm ngoái đã qui định về mức lương tối thiểu của các ngành nghề, từng bước điều chỉnh và nâng cao mức sống tối thiểu cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Giúp đỡ và trợ cấp cho những người có thu nhập thấp và khó khăn. Ngoài ra, hai năm qua cũng đã áp dụng biện pháp điều tiết đối với một số người có thu nhập cao, quản lý nghiêm ngặt việc trưng thu thuế, đặt biệt là thuế thu nhập cá nhân, những biện pháp này đều là nhằm điều tiết sự phân phối về thu nhập".
Một nghị trình quan trọng của kỳ họp quốc hội lần này là xem xét và thảo luận "Đề cương Qui hoạch 5 năm lần thứ 11 về phát triển kinh tế-xã hội quốc dân". Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Mã Khải cho biết, Đề cương Qui hoạch đã lấy việc khống chế khoảng cách thu nhập quốc dân làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển 5 năm tới. Chính phủ sẽ điều chỉnh chế độ phân phối thu nhập quốc dân và kết cấu các khoản chi ngân sách nhà nước, giúp những người nghèo khó tăng thêm thu nhập, xây dựng hệ thống ủng hộ và bảo vệ đối với nông nghiệp, để sự phục vụ công cộng che phủ tới nông dân. Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Mã Khải nói:
"Người dân sẽ được lợi gì trên cơ sở kinh tế phát triển? Những điều lợi này là ví tiền của người dân sẽ tăng hơn, việc làm sẽ nhiều hơn, chất lượng đời sống sẽ cao hơn, môi trường cư trú sẽ tốt hơn, một số quần chúng có hoàn cảnh khó khăn sẽ được quan tâm và ủng hộ nhiều hơn". |