Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng nền dân chủ ở cơ sở nông thôn một cách vững chắc
   2006-03-06 17:46:09    cri
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa 10 đang diễn ra tại Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi đọc báo cáo công tác chính phủ ngày 5 đã cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc. Thủ tướng nói:

"Trung Quốc sẽ kiện toàn chế độ dân chủ, phong phú hình thức dân chủ, mở rộng sự tham gia chính trị một cách có trật tự của công dân, đảm bảo cho nhân dân thi hành bầu cử dân chủ, quyết sách dân chủ, quản lý dân chủ và giám sát dân chủ theo pháp luật".

Có rất nhiều đại biểu dự kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc năm nay là đến từ khu vực nông thôn. Họ ghi nhận sâu sắc quá trình xây dựng nền dân chủ ở cơ sở nông thông Trung Quốc trong những năm qua. Bà Xa-mu-xa-cơ, đại biểu quốc hội đến từ Khu tự trị Uây-ua Tân Cương vùng tây bắc Trung Quốc nói với phóng viên rằng: tại làng mà bà đang ở đã thi hành bầu ủy ban thôn làng từ năm 1984. Bà nói:

"Sự cạnh tranh trong quá trình bầu cử cũng rất quyết liệt, tôi cho rằng như vậy mới thực sự thể hiện nền dân chủ, có lợi cho triển khai công việc. Sau này cần phải để cho những người được quần chúng chấp thuận và mưu cầu lợi ích cho mọi người làm cán bộ lãnh đạo ở cơ sở".

Đại biểu Quan Nhuận Nghiêu đến từ tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc là chủ nhiệm ủy ban làng La Nam-một làng giàu có. Ông nói, thu nhập bình quân đầu người của làng La Nam vượt quá 10 nghìn nhân dân tệ năm, việc không ngừng hoàn thiện nền dân chủ ở cơ cơ là nền tảng cho kinh tế địa phương phát triển bền vững. Ông nói:

"Làng chúng tôi đã tiến hành bầu ủy ban thôn làng mấy khóa, đóng vai trò xúc tiến trực tiếp việc giám sát đối với cán bộ, do đó kinh tế của làng chúng tôi cũng phát triển lên".

Trước thập niên 80 của thế kỷ 20, toàn bộ cán bộ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc đều là do cấp trên ủy nhiệm. Thế nhưng kể từ thập niên 80 Trung Quốc bắt đầu thi hành bầu cử trực tiếp đối với ban lãnh đạo cơ sở ở nông thôn, cũng tức là do dân làng tự chủ đề cử, trải qua bỏ phiếu dân chủ để bầu ra Ủy ban thôn làng-một tố chức tự trị mang tính quần chúng.

Sự thay đổi này đã mở màn cho việc xây dựng nền dân chủ ở cơ sở nông thôn Trung Quốc. Trải qua mười mấy năm thực tiễn, năm 1998 Trung Quốc đã ban hành "Luật tổ chức Ủy ban dân làng" để xác định bằng hình thức pháp luật Ủy ban dân làng là tổ chức tự trị ở cơ sở tự quản lý, tự giáo dục và tự phục vụ, nhiệm kỳ của cán bộ thôn làng là 3 năm, dân làng có thể bầu cử trực tiếp hoặc bãi miễn các thành viên trong Ủy ban thôn làng.

Bà Xa-mu-xa-cơ, đại biểu quốc hội đến từ Khu tự trị Uây-ua Tân Cương nói với phóng viên rằng: trải qua sự phát triển trong nhiều năm qua, nền dân chủ ở cơ sở của khu vực nông thôn đã từng bước qui phạm hóa: những dân làng đủ 18 tuổi đều có quyền tham gia bỏ phiếu bầu các thành viên Ủy ban thôn làng, hơn nữa còn có thể tham gia hội nghị dân làng, tiến hành thảo luận và quyết định về các công việc như xây dựng đường sá, cơ sở thủy lợi, v.v do ủy ban thôn làng nêu ra.

Ủy ban thôn làng do dân làng bầu ra hiển nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm trước dân làng và chịu sự giám sát của dân làng. Ở Trung Quốc đã có trên 90 o/o Ủy ban thôn làng xây dựng "Bảng công khai các công việc của thôn làng". Trên bảng công khai này phải công bố kịp thời những vấn đề như công việc, tài vụ của thôn làng mà dân chúng quan tâm, một khi dân chúng phát hiện vấn đề có thể nêu chất vấn và yêu cầu Ủy ban thôn làng giải thích.

Thực tiễn về dân làng tự trị ở vùng thôn thôn Trung Quốc trong những năm qua đã mở rộng nền dân chủ ở cơ sở nông thôn và khích lệ mạnh mẽ tính tích cực làm chủ của bà con nông dân Trung Quốc. Theo thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ tham gia bầu cử Ủy ban thôn làng của cư dân nông thôn Trung Quốc đạt tới trên 80 o/o, có nơi đạt tới trên 90 o/o. Hiện nay, tuyệt đại đa số các thôn làng ở Trung Quốc không những đã xây dựng lên Ủy ban thôn làng mà còn do toàn thể dân làng thảo luận xây dựng hoặc sửa đổi điều lệ dân làng tự trị hoặc hương ước.

Bước vào năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đã đề xuất cần phải ra sức đẩy mạnh chính sách xây dựng nông thôn mới, trong đó bao gồm các nội dung tiếp tục kiện toàn cơ chế dân làng tự trị, hoàn thiện chế độ công khai các công việc của thôn làng và bàn bạc dân chủ, thực hiện quyền được biết, quyền tham gia, quyền quản lý và quyền giám sát của nông dân. Có thể tin rằng cùng với việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nền dân chủ ở cơ sở nông thôn Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh hơn nữa, sẽ mang lại một tương lai dân chủ tốt đẹp hơn cho vùng nông thôn cũng như đông đảo nông dân Trung Quốc.