Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chùa Hồi của Bắc Kinh
   2008-08-16 14:48:25    cri

Nghe Online

Đạo Hồi được truyền vào khu vực Bắc Kinh TQ đã có hàng nghìn năm lịch sử. Bắc Kinh hiện có 70 chùa Hồi cổ. Bước vào cửa bắc phố Ngưu của quận Tuyên Võ ở phía nam thành phố Bắc Kinh, chúng ta sẽ nhìn thấy một ngôi lầu lục giác đỉnh lưu ly, đây chính là Vọng Nguyệt Lầu chùa làm lễ phố Ngưu. Đây là một ngôi chùa Hồi cổ xưa nhất, quy mô lớn nhất được giữ lại ở Bắc Kinh hiện nay. Thầy cúng Doãn Quốc Phương trong chùa này giới thiệu rằng:

"Ngôi chùa này gọi là chùa làm lễ phố Ngưu, được xây dựng vào năm 996 công nguyên, do hai người đến từ quốc gia A Rập sáng lập, nó đã có hơn 1000 năm lịch sử. Kiến trúc bên ngoài chùa được áp dụng theo phong cách kiến trúc cung điện cổ TQ, nhưng bên trong lại đậm đà nét đặc sắc của kiến trúc A Rập. Thí dụ như cửa trong điện đều được thiết kế theo hình cửa vòm tròn, đây chính là một đặc điểm của chùa Hồi. Phong cách kiến trúc của chùa làm lễ phố Ngưu không phải chỉ một lần đã hình thành, mà đã trải qua nhiêu lần sửa xây và mở rộng, cuối cùng mới hình thành quy mô như ngày nay. Nhất là sau khi thành lập nước công hoà nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhà nước đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc tu sửa lại ngôi chùa này".

Chùa Phố Ngưu có bố cục gọn và cân xứng. Điện làm lễ là kiến trúc chủ yếu trong chùa, rộng hơn 600 mét vuông, có sức chứa khoảng nghìn người làm lễ. Thầy cúng Doãn Quốc Phương giới thiệu rằng, trong thời gian Ô lim pic Bắc Kinh, Chùa làm lễ phố Ngưu đảm nhận nhiệm vụ hoạt động tôn giáo quan trọng, gần đây chùa đã tăng thêm biển chỉ dẫn bằng ngoại ngữ và các thiết bị không có trướng ngại, đồng thời còn chỉ định các thầy cúng biết tiếng A Rập làm nhiệm vụ tiếp đón. Thầy cúng Doãn Quốc Phương nói:

"Nhân dịp đại hội thể thao Ô lim pic Bắc Kinh, chúng tôi đã thành lập hai nhóm tiếp đón. Một nhóm tiếp các du khách nước ngoài đến du lịch tham quan, còn một nhóm tiếp các tín đồ đạo Hồi nước ngoài đến làm lễ. Sự tiếp đón nồng nhiệt và hướng dẫn của các thầy cúng đã khiến hoạt động tôn giáo và sinh hoạt của các tín đồ đến đây làm lễ cảm thấy rất tiện lợi và thoải mái".

Thư pháp A Rập có lịch sử lâu dài, mà thể chữ cũng muôn màu vẻ, rất có tiếng tăm trong giới thư pháp. Thư pháp A Rập theo đà đạo Hồi sau khi được truyền vào TQ, nó đã dần dần hình thành một thể loại nghệ thuật thư pháp chữ A Rập đặc sắc của TQ, tại các chùa Hồi ở Bắc Kinh đâu đâu cũng có thể nhìn thấy rất nhiều biển chữ A Rập muôn màu muôn vẻ. Dưới đây, chúng ta hãy đến thăm chùa Hồi Đông Tứ Thanh ở phía đông thành phố Bắc Kinh, để nhận biết về nghệ thuật thư pháp A Rập. Ông Mãn Hằng Pháp người phụ trách chùa Đông Tứ Thanh giới thiệu rằng:

"Chùa Hồi Đông Tứ Thanh là một chùa Hồi cổ nổi tiếng trong đạo Hồi TQ. Theo ghi chép, chùa được xây dựng vào năm 1447 triều nhà Minh, hoàng đế triều nhà Minh đã ban cho chùa một tấm biển trên đề hai chữ "Quan chùa", đến nay đã có hơn 550 năm lịch sử".

Chùa Đông Tứ Thanh có một kiến trúc rất khác biệt, đó là "Thư viện Phúc Đức". Ông Mãn Hằng Pháp tỏ ra rất tự hào kể về một báu vật rất nổi tiếng trong này.

"Thư viện Phúc Đức là một trong những kiến trúc chủ yếu trong chùa, trong cất giữ sách kinh điển và văn vật đạo Hồi, trong đó có một quyển kinh Cô Ran chép tay của Muhammad từ năm 1318, nét chữ gọn , thanh tú, được các học giả coi là vật hiếm có trên thế giới, là một văn vật bảo hộ cấo 1 quốc gia."

Theo giới thiệu, trong chùa còn có một báu vật nữa là kinh Cô Ran khắc đá của thầy cúng Trần Quảng Nguyên, toàn văn kinh Cô Ran được khắc trên một phiến đá hoa màu đen cao 1 mét, rộng 0,5 mét, dày 3cm, đây là vật trấn chùa của chùa Hồi Đông Tứ Thanh.

Trong khi tham quan chùa này, chúng tôi tình cờ gặp một tín đồ đạo Hồi người nước ngoài đang làm lễ tại đây. Anh nói:

"Tôi tên là Ah son, người Mỹ, đến TQ đã 3 năm, hiện đang theo học tại trường đại học bưu điện Bắc Kinh".

Khi chúng tôi hỏi anh phải chăng vẫn thường xuyên đến đây làm lễ? Anh lắc đầu nói:

"Thật đáng tiếc, vì bận học hành, tôi chỉ có thể đến đây làm lễ vào ngày thứ tư hành tuần, nhưng anh nói mình hàng ngày vẫn làm lễ ở nhà hoặc nhà trường". Anh nói tiếp:

"Chùa Hồi Bắc Kinh môi trường sạch sẽ, mùa hè có máy điều hòa, nhân viên trong chùa đều rất lễ phép, chùa Hồi Bắc Kinh rất khác biệt với chùa Hồi ở các nơi khác, rất đận đà đặc sắc TQ, mái chùa Hồi ở các nơi đều là hình tròn, còn ở TQ là mái bằng".

Anh Ah son còn tiến cử với người nước ngoài các chùa Hồi ở Bắc Kinh. Anh rất có cảm tình với chùa Hồi Hải Điện nằm ở phố Tô Châu phía tây thành phố Bắc Kinh. Anh nói:

"Tôi cảm thấy chùa Hồi Hải Điện trên phố Tô Châu tương đối tốt, vì bên đó người nước ngoài cũng khá đông, hơn nữa cách phát âm tiếng A Rập của các thầy cúng bên đó cũng tương đối chuẩn".

Trong thời gian thế vận hội, người nước ngoài đến Bắc Kinh ngày càng đông, các chùa Hồi cổ ở Bắc Kinh đã làm tốt mọi công tác chuẩn bị. Nếu bạn không phải tín đồ đạo Hồi, muốn đến chùa tham quan, thì phải chú ý một số vấn đề mà các thầy cúng đã hướng dẫn, trước hết phải tuân thủ yêu cầu tôn giáo của chùa Hồi, không được hút thuốc. Ngoài ra, đàn ông không được mặc quần ngắn, phụ nữ không được mặc quá lộ liễu.