Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chùa chiền phật giáo-của Bắc Kinh
   2008-08-12 15:49:22    cri

Nghe Online

Bắc Kinh là một thành phố cổ đã có hơn 3000 năm lịch sử, thành phố cổ này hiện đã đổi thay, nhất là sau khi Bắc Kinh xin đăng cai thành công đại hội thể thao Ô-lim-pích năm 2008 từ năm 2001 đến nay, nếu dùng câu nói ngày một đổi mới để miêu tả sự đổi thay của Bắc Kinh trong mấy năm nay thật chẳng quá đáng chút nào. Đương nhiên,ở đây cũng có một vài nơi, vẫn khiến chúng ta có thể tìm thấy những nét cổ xưa để chứng kiến cho những năm tháng xa xưa của Bắc Kinh, thí dụ như cung điện của hoàng gia, tứ hợp viện của cư dân, cũng như chùa chiền phật giáo v v.

Trong và ngoài khu vực thành phố Bắc Kinh cả thảy có 33 ngôi chùa chiền, có ngôi nép mình giữa rừng sâu ngoại thành, có ngôi nằm giữa các tòa lầu cao trong thành phố, những ngôi chùa chiền này ít nhất cũng đã có hơn mấy trăm năm lịch sử.

Ung Hòa Cung nằm ở góc đông bắc thành phố là một ngôi chùa phật giáo truyền thống Tạng lớn nhất trong nội địa TQ hiện nay, và cũng là một ngôi chùa kiểu cung điện hoàng gia. Trước khi trở thành chùa chiền, nơi đây từng là cung điện của hoàng đế Ung Chính triều nhà Thanh khi còn là Thái tử, vua Càn Long cũng ra đời tại đây. Do nó đã sản sinh hai vị hoàng đế, nên Ung Hòa Cung được người ta coi là một mảnh đất lành.

Hiện nay, Ung Hòa Cung đã trở thành một ngôi chùa được các tín đồ hương khách thành Bắc Kinh thường xuyên lui tới, nhất là vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng của nông lịch, nơi đây hương hỏa càng thêm nghi ngút, Nhằm tiện cho du khách, Ung Hòa Cung đã làm vé vào cửa như hình đĩa com pắc, trong đĩa không những có lời giới thiệu về Ung Hòa Cung, mà còn có lời thăm hỏi của nhà sư Jamyang Thubten.

Hoan nghênh du khách và tín đồ trong và ngoài nước đến Ung Hòa Cung tham quan bái phật. Ung Hoà Cung được đổi từ vương phủ thành chùa phật giáo Tạng vào thời kỳ vua Càn Long năm 1744, bấy giờ có hơn 500 tăng lữ, là nơi có thể tổ chức các hoạt động phật giáo cỡ lớn. Từ ngày cải cách mở cửa đến nay, các điện đường ở đây đã được tu tạo lại, chiêu mộ thêm một số Lạt Ma, trên cơ bản đã khôi phục các hoạt động tôn giáo. Hiện nay, mỗi ngày du khách và tín đồ đến đây nườm nượp không ngớt, trong chùa hương hỏa nghi ngút, tăng lữ chăm chỉ học tập các môn phật học, tổ chức các hoạt động phật giáo, cầu nguyện cho thế giới hòa bình và phát triển, nhà nước phồn vinh giàu mạnh, nhân dân an cư lạc nghiệp, chúc mọi người vui vẻ, sức khỏe dồi dào, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc.

Ung Hoà Cung là một đầu mối quan trong nối liền chính quyền triều nhà Thanh với chính quyền các khu vực Tây Tạng, Mông Cổ v v. Khi phật sống phật giáo truyền thống Tạng ở các nơi Tây Tạng, Mông Cổ đến Bắc Kinh yết kiến nhà vua, Ung Hòa cung đã được đặt là hành cung. Hiện nay, Ung Hòa Cung vẫn còn giữ được khá nhiều văn vật lịch sử phật giáo truyền thống Tạng, trong có bình vàng là một văn vật cực kỳ quý hiếm, hơn 200 năm đã trôi qua, mà nó vẫn lấp lánh sáng ngời. Bình vàng là một thể tải quan trọng của chế độ bốc thăm trong bình vàng khi phật sống chuyển thế, là vật chứng kiến lịch sử khi phật sống chuyển thế tất phải được sự phê chuẩn của chính quyền trung ương.

Chùa chiền phật giáo Bắc Kinh phần lớn là chùa phật giáo truyền thống Hán. Chùa Pháp Nguyên nằm ở phía nam thành phố là một ngôi chùa cổ lớn nhất được giữ lại ở Bắc Kinh, nó hiện là Viện phật học TQ, và là nơi sở tại của cung văn vật và sách phật giáo TQ. Chùa được xây dựng từ triều nhà Đường, đến nay đã có hơn 1300 năm lịch sử. Pháp sư Trí Dũng trong chùa này nói, những năm gần đây, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã trước sau chi hơn 10 triệu RMB vào việc bảo hộ văn vật quý hiếm và di sản văn hóa trong chùa. Ngoài văn vật lịch sử ra, trong chùa còn có cây hòe đã có gần nghìn năm tuổi cây và cây hải đường đã mấy trăm tuổi cây. Trong thời gian thế vận hội, từ 6 giờ sáng chùa đã mở cửa đón khách. Một du khách người Anh nói:

"Chúng tôi lần đầu tiên đến chùa này, chùa đẹp và rất yên tĩnh, đây là một ngôi chùa đầy sức sống, nó khiến ta cảm thấy vui tươi, thoải mái, tôi rất thích cổ thụ và sự yên tĩnh ở đây".

Chùa Quảng Tế nằm ở khu tây thành phố, cũng là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bắc Kinh. Chùa được xây dựng từ đời nhà Kim, đến nay đã có hơn 800 năm lịch sử, là một đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm của TQ, các kiến trúc chùa cổ còn bảo lưu được khá hoàn hảo, cỏ cây, hoa lá tốt tươi, môi trường vô cùng yên tĩnh. Trong chùa có cất giữ khá nhiều kinh điển phật giáo, chỉ riêng sách đã có 23 loại văn tự, với hơn 170 nghìn bộ sách kinh điển phật giáo, mà kinh phật viết bằng máu của hai triều đại Tống và Minh lại càng thêm quý hiếm.

Pháp sư Năng Chân trong chùa này nói, là nơi sở tại của hiệp hội phật giáo TQ, nhằm chào mừng Ô lim pic Bắc Kinh, tháng 5 năm nay, chùa Quảngh Tế đã thành lập đoàn tiếp đón gồm hơn 100 cư sĩ, và nêu ra tôn chỉ tiếp đãi là " Dùng ánh mắt chuyền đưa hữu nghị, dùng nụ cười chuyền đưa chúc phúc, dùng chân tình phục vụ du khách".

"Chúng tôi đã bắt đầu thực thi công tác đào tạo 100 người này từ hồi tháng 5, nội dung đào tạo chủ yếu gồm ba điểm: Một là văn hóa phật giáo, khái niệm lý luận phật giáo; Hai là vài nét về lịch sử chùa Quảng Tế, cũng như phật giáo TQ. Ngoài ra, còn tăng thêm sự nhận thức, ý niệm và tinh thần về Ô lim píc. Đào tạo kết hợp giữa truyền thống dân tộc và lòng từ bi của phật giáo với tôn chỉ hòa bình của Ô lim píc".

Nhằm tiện cho du khách, trong thời gian thế vận hội, chùa Quảng Tế còn tăng thêm rất nhiều nhân viên phiên dịch, bao gồm cả phiên dịch bằng ngón tay. Pháp sư Năng chân nói:

"Muốn làm tốt khâu phục vụ tôn giáo, mà nhất là phục vụ nhân sĩ tôn giáo, không thể không có phiên dịch, về mặt này chúng tôi đã làm được khá chu đáo ".

Trong thời gian thế vận hội, bạn bè các nơi trên thế giới tụ họp về Bắc Kinh, đây là một dịp tốt để trình bày nền văn hóa truyền thống TQ, xúc tiến giao lưu với nền văn minh thế giới. Pháp sư Năng Chân nói:

"Trong thời gian thế vận hội, trên thực tế chúng tôi đã làm tốt các mặt văn minh, lễ độ và truyền thống, khiến thế nhân có dịp nhận biết về một mặt nào đó nền văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa. Do đó, khi tiếp đón du khách trong và ngoài nước trong thời gian thế vận hội, mọi việc làm của chúng tôi trong thời gian này đều có ý nghĩa, đều khiến mọi người trên toàn thế giới hiểu biết hơn về người TQ, hiểu biết về nền văn hóa TQ".

Tại Bắc Kinh, mỗi chùa chiền đều có nét độc đáo riêng của mình, mỗi ngôi chùa đều có mấy trăm năm hoặc hàng nghìn năm lịch sử, đều có sự trầm tích về nền văn hóa TQ, đang giang tay chào đón khách thập phương tứ xứ..