Đại sứ Man-xu-ri, năm nay 63 tuổi là người rất có cảm tình với Trung Quốc. Hơn 20 năm trước khi giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách công việc văn hoá và lãnh sự I-ran ông đã từng nhiều lần đến thăm Trung Quốc. Bản ghi nhớ hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật đầu tiên giữa Trung Quốc và I-ran đã được ký trong thời gian ông giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao. Đại sứ Man-xu-ri rất mong đợi đối với Thế vận hội sắp tổ chức tại Trung Quốc. Đại sứ nói:
"Hiện nay toàn thế giới đều đang mong đợi khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh cùng việc Trung Quốc sẽ thể hiện với thế giới một kỳ Thế vận hội ra sao, tôi tin rằng, Thế vận hội Bắc Kinh sẽ trở thành một sự kiện quan trọng của loài người trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và xã hội và trang quan trọng lịch sử đương đại loài người."
Trung tâm tôn goáo tại Bắc Kinh
Đến tháng 8 năm nay, Đại sứ Man-xu-ri đã làm Đại sứ tại Trung Quốc hai năm. Khi trả lời phỏng vấn, Đại sứ nói, Thế vận hội Bắc Kinh là một trong những sự kiện rất quan trọng trong nhiệm kỳ của mình, phục vụ và bảo đảm cho đoàn thể thao I-ran là nhiệm vụ quan trọng của Đại sứ quán I-ran. Bởi vậy, Đại sứ Man-xu-ri rất quan tâm công tác trù bị Thế vận hội Bắc Kinh. Đại sứ nói:
"Tôi cho rằng công tác trù bị Thế vận hội Bắc Kinh rất xuất sắc, chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều trong quá trình trù bị Thế vận hội, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ và quan niệm tiên tiến trong xây dựng sân nhà thi đấu Thế vận hội. Ngoài ra, Trung Quốc cũng áp dụng công nghệ mới về mặt chuyển sóng phát thanh truyền hình, những thứ đó đều đã thể hiện sức sáng tạo của chuyên gia và người quản lý hữu quan Trung Quốc."
I-ran là một nước Hồi giáo, thành viên trong đoàn thể thao đều là Mu-xlin. Lần này Thế vận hội Bắc Kinh đã mở trung tâm tôn giáo trong làng Thế vận hội, tạo nơi làm lễ cho vận động viên có tín ngưỡng khác nhau. Đại sứ Man-xu-ri đã rất tán thưởng cách làm này của Trung Quốc, Đại sứ nói:
"Điều khiến người ta vui mừng là tại Thế vận hội Bắc Kinh, Trung Quốc đã mở nơi làm lễ cho vận động viên Mu-xlin, đây là việc làm rất tốt, có thể để vận động viên Mu-xlin làm lễ và tiến hành hoạt động tôn giáo liên quan."
Khẩu hiệu của Thế vận hội Bắc kinh là "Cùng một thế giới, chung một giấc mơ", khẩu hiệu này cũng đã thể hiện thực chất tinh thần Ô-lim-pích—đoàn kết, hữu nghị, tiến bộ, hài hoà, tham dự và giấc mơ. Khi nói đến sự hiểu biết của mình đối với tinh thần Thế vận hội, Đại sứ Man-xu-ri nói,
"Tại Thế vận hội, mọi người sum họp với nhau không chia sắc tộc, màu da, ngôn ngữ cùng tôn giáo, đồng thời cố gắng để nâng cao và hoàn thiện bản thân. Thế vận hội đã kéo gần khoảng cách giữa loài người về nhân tính và tình cảm."
1 2 |