Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vung gươm rửa hận--Loan Cúc Kiệt
   2008-07-25 14:53:33    Xin Hua

Loan Cúc Kiệt đã giành được huy chương bạc tại Giải vô địch trẻ thế giới lần này, đây cũng là thành tích tốt nhất trong lịch sử của vận động viên châu Á. Phóng viên Pháp, nước có lịch sử môn đấu kiếm lâu đời đưa tin cảm thán rằng "Loan Cúc Kiệt đã khiến tất cả mọi người phải khâm phục", "không còn nghi ngờ gì nữa người Trung Quốc nhanh nhẹn được trời phú là có tài hoa trong môn đấu kiếm".

Nhà văn Lý Do miêu tả trong cuốn "Vung gươm rửa hận" rằng "Việc Loan Cúc Kiệt bất chấp vết thương đau nhức nhói trên sàn đấu châu Âu đã vượt qua ý nghĩa của bản thân môn đấu kiếm". "Tổ quốc ơi, người con của Người đã dùng máu tưới cho Mẫu đơn nở đoá hoa thắng lợi, giành vinh dự về cho Người". Cũng từ đó, làng đấu kiếm thế giới bắt đầu quan tâm Trung Quốc, những thanh kiếm Trung Quốc cũng bắt đầu đi ra thế giới. Nhà văn Lý Do đã ca ngợi tinh thần phấn đấu ngoan cường của Loan Cúc Kiệt rằng "Hãy để cho tuổi thanh xuân lấp lánh trên thanh kiếm". Câu nói này cũng đã tác động sâu sắc tới thế hệ trẻ lúc đó. Xã hội Trung Quốc trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa mọi người nôn nóng tìm được sự tự tin, tìm được phương hướng phát triển, Loan Cúc Kiệt trở thành một sự gợi ý, một đáp án. Cuốn "Vung gươm rửa hận" được tái bản nhiều lần, Loan Cúc Kiệt-nhân vật chính trong cuốn sách cũng trở thành thần tượng của thời đại, tiêu biểu cho tinh thần phấn đấu ngoan cường.

Hồi kết của cuốn sách, tác giả nêu câu hỏi rằng "Huy chương bạc của một vận động viên đã kết trái vinh dự, cũng gieo hạt giống thử thách. Loan Cúc Kiệt còn trẻ, cô sẽ trả lời thế nào đây?". Năm năm sau, Loan Cúc Kiệt đã đưa ra đáp án tại Thế vận hội Lốt An-giơ-lét lần thứ 23 năm 1984.

Ngày 3-8-1984, trận chung kết nội dung liễu kiếm nữ Thế vận hội lần thứ 23 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Lốt An-giơ-lét, Loan Cúc Kiệt đã chiến thắng vận động viên Đức với ưu thế tuyệt đối, giành được chức vô địch, trở thành vận động viên châu Á đầu tiên giành huy chương vàng trong môn đấu kiếm tại Ô-lim-pích. Tấm huy chương vàng này của Loan Cúc Kiệt không những đưa môn đấu kiếm của Trung Quốc lần đầu tiên bước lên đỉnh cao trong làng đấu kiếm thế giới, mà cũng phá vỡ sự độc tôn 88 năm trong môn này của các tuyển thủ châu Âu. Tên tuổi của một người cũng đã gắn kết với một môn thể thao, đó là: Đấu kiếm-Loan Cúc Kiệt-Huy chương vàng Ô-lim-pích. Năm 1989 Loan Cúc Kiệt sau khi gác kiếm đã di cư tới Ca-na-đa và làm huấn luyện viên tại một câu lạc bộ đấu kiếm.

Cuộc sống gia đình hạnh phúc và công việc bận rộn của huấn luyện viên đã không làm cho Loan Cúc Kiệt từ giã sàn đấu kiếm. Tại Ca-na-đa, chị đã 4 lần giành chức vô địch toàn quốc và từng một dạo là vận động viên số một trong làng đấu kiếm Bắc Mỹ. Năm 2000, Loan Cúc Kiệt 43 tuổi giành được tấm vé tham dự Ô-lim-pích Xít-ni. Từ cô bé 16 tuổi đến bà mẹ 43 tuổi, Loan Cúc Kiệt luôn tràn đầy nhiệt tình trên sàn đấu kiếm. Hầu như toàn bộ các phương tiện truyền thông đều cảm thán rằng "Loan Cúc Kiệt trở thành tay kiếm lão thành nhất tại Ô-lim-pích, chị chưa thi đấu đã giành được thắng lợi, bởi vì đã chiến thắng bản thân mình".