Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tôi coi Trung Quốc là quê hương thứ hai của mình --- Phỏng vấn chuyên gia nước ngoài công tác tại TQ
   2008-04-15 15:05:23    cri

Nghe Online

 

Những năm gần đây theo đà trình độ cải cách mở cửa của Trung Quốc không ngừng tăng lên, nhu cầu nhân tài nước ngoài của Trung Quốc cũng từng năm tăng lên. Hiện nay, các ngành nghề Trung Quốc đã mời hơn 200 nghìn chuyên gia nước ngoài, họ đã góp phần cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển của Trung Quốc, cơ quan hữu quan Trung Quốc cũng đã cung cấp phục vụ hoàn thiện cho họ, tạo cho họ môi trường sinh hoạt và công tác vừa lòng.

Người nhà tôi sinh hoạt ở Bắc Kinh rất vui vẻ, con cái của tôi học tập trong nhà trường ở đây rất vui vầy, tôi cùng các đồng nghiệp làm việc cũng rất chan hòa. Chúng tôi coi Trung Quốc coi Bắc Kinh là quê hương thứ hai của mình.

Người vừa nói trên là ông Abbas Jawad Kda, chuyên gia người Irắc. Ông làm việc trong một cơ quan truyền thông, phụ trách chỉ đạo phiên dịch tiếng A-rập. Ông đã sinh sống 8 năm ở Trung Quốc, tràn đầy tình cảm đậm đà đối với thành phố Bắc Kinh. Ông cho chúng tôi biết ông rất yêu thích Trung Quốc, yêu mến Bắc Kinh, do đó đã đón gia đình đến Trung Quốc.

Hiện nay ở Trung Quốc đã có hơn 200 nghìn chuyên gia nước ngoài như ông Abbas. Họ làm việc trong các ngành như Nông nghiệp, công nghiệp, tài chính tiền tệ, công nghệ thông tin, giáo dục, phát thanh truyền hình.v.v... Có người trong số họ đến Trung Quốc do nhu cầu công việc, có người do có hứng thú với Hán ngữ, cũng có người do tràn đầy hiếu kỳ và hướng tới nền văn hóa Trung Quốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu hơn là trong con mắt của họ, Trung Quốc là nơi tràn đầy cơ hội phát triển. Anh Paul Dixon, mùa hè năm ngoái từ Anh tới Trung Quốc cho biết :

Tầm quan trọng của Trung Quốc ngày càng nổi bật, khi ở Anh chúng tôi thường được chỉ đạo cần hiểu biết tầm quan trọng của Trung Quốc, bởi vì thế kỷ 21 là thế kỷ Trung Quốc. Đây là nguyên nhân, Trung Quốc có rất nhiều cơ hội. Hàng năm đều có nhiều người nước ngoài đến Trung Quốc kinh doanh, du lịch và học tập, mọi người đến Trung Quốc tràn đầy niềm tin.

Anh Paul Dixon hiện nay làm việc trong một Công ty Quan hệ công chúng. Anh cho chúng tôi biết, để mình thích ứng tốt hơn với công việc và đời sống ở Trung Quốc, anh vừa đến Trung Quốc liền vào học Trung văn tại một Trường đại học. Anh kinh ngạc thấy hầu hết ai nấy trong Trường đại học Trung Quốc đều biết nói tiếng Anh, khiến anh mới chân ướt chân ráo đến trường phải bàng hoàng. Anh Paul Dixon cho rằng, mỗi người đến một nơi xa lạ đều cần có thời gian thích ứng, nhưng khi đến Trung Quốc, thời gian thích ứng của anh ngắn hơn so với dự định. Anh phát hiện ngôn ngữ không trở thành chướng ngại trao đổi với mọi người, giờ đây anh đã hoàn toàn thích ứng với đời sống của Trung Quốc.

Anh Cooper đến từ Mỹ giảng dạy tiếng Anh tại Trường đại học Khoa học tự nhiên Bắc Kinh, anh tràn đầy niềm tin đối với công việc giảng dạy này.

Tôi rất vừa ý với công việc này, tôi thích giảng dạy đại học ở đây. Chúng tôi trong giảng đường rất vui vẻ, thường xuyên cười nói cởi mở, có lẽ do tôi giảng bài hết sức sống động, dùng nhiều biểu đạt nét mặt và cử chỉ để khuấy động bầu không khí sôi nổi. Ví dụ như lên lớp tiết học đầu tiên, tôi tự giới thiệu nói : Tôi tên là Cooper, tôi sẽ là giáo viên của các em. Các em có thể gọi tôi là thầy Cooper, hoặc gọi thẳng bằng tên Cooper, cũng có thể gọi tôi là anh bảnh trai. Các em nghe đều xong đều cười phá lên.

1 2