Trần Lợi Lợi sinh năm 1987 tại Thượng Hải, 12 tuổi được tuyển vào Đội trượt nước thành phố Thượng Hải. Năm 2002, Trần Lợi Lợi đến tập luyện tại Trường Thể thao Nước Cùng Hải ở Tây Xương Tứ Xuyên. Tây Xương ở vùng biên giới phía Tây Nam Trung Quốc có độ cao hơn 1500 mét so với mặt biển, có khí hậu cận cao nguyên thích hợp tập luyện thể thao. Trường Thể thao Nước Cùng Hải là cơ sở tập luyện trượt nước nổi tiếng của Trung Quốc. Một năm sau khi vào trường, Trần Lợi Lợi bắt đầu thách thức động tác "Siêu người bay"với độ khó cao trên thế giới của môn trượt nước.
Động tác này yêu cầu vận động viên thực hiện bay ở độ cao 2 mét so với mặt nước từ cầu nhảy dốc với tốc độ 55 ki-lô-mét/giờ dưới sức lôi kéo của xu?ng máy, ván lướt phải dựng đứng, và phải làm hai động tác xoay 360 độ với độ khó cao. Trần Lợi Lợi cho phóng viên biết, do xuồng máy kéo, một khi làm động tác không chuẩn xác, thì cả người sẽ ngã trên mặt nước chẳng khác gì giống ngã trên đường bê-tông, rất đau đớn.
Mặc dù tập luyện khô khan và gian khổ, Trần Lợi Lợi hễ tập luyện là phải tập luyện trong vài tháng. Ngã xuống, đứng dậy lại bay lên, lại ngã xuống, lại bay lên. Ngày nào cô cũng bị ngã tới 5,6 lần, trên người có nhiều v?t thương b?m tím. Đặc biệt là mùa đông, nước rét buốt, Trần Lợi Lợi cần phải rút ngắn thời gian xuống nước, tăng thêm số lần tập luyện.
"Có công mài sắt có ngày nên kim", tháng 10 năm 2004, Trần Lợi Lợi giành được huy chương vàng trong Cúp thế giới Trượt nước diễn ra tại Xin-ga-po, vừa mới 17 tuổi cô đã giành được chức vô địch thế giới đầu tiên trong cuộc đời, cũng viết lại lịch sử tuyển thủ Trung Quốc chưa hề giành được chức vô địch thế giới môn trượt nước trước kia. Cách đó một năm, tháng 7 năm 2005, cô giành được chức vô địch nữ thế giới trong Đại hội thể thao thế giới diễn ra tại Đức, đây là chức vô địch đầu tiên mà vận động viên trượt nước Trung Quốc giành được trong Đại hội thể thao thế giới.
Khác với vận động viên Tây Xương, Trần Lợi Lợi phải xa quê hương, xa bố mẹ, hàng năm chỉ về thăm bố mẹ nhân dịp biểu diễn ở nơi ngoài Tây Xương, đây là điều hơi tàn khốc đối với một cô gái mới hơn 20 tuổi. Trần Lợi Lợi nói, làm những gì mà mình thích, tôi sẽ không biết mệt. Mang lại niềm vui cho mọi người, nâng cao tiếng tăm của môn thể thao nước, chúng tôi lấy làm rất vui. Các cuộc biểu diễn không những có thể bù đắp những thiếu thốn về kinh phí tập luyện, điều càng quan trọng hơn là khiến nhiều người đích thân cảm nhận sức quyến rũ của môn thể thao nước.
Trần Lợi Lợi cho phóng viên biết, môn trượt nước hiện nay vẫn không phải là môn thể thao thi đấu chính thức của Thế vận hội, nhưng tinh thần thể thao là giống nhau. Tuy môn trượt nước đã được mọi người quen biết tại châu Âu, Mỹ và các nước khác, nhưng nếu muốn càng nhiều người quan tâm và tìm hiểu về môn trượt nước ở Trung Quốc, cần phải nỗ lực hơn nữa. Nếu có thể trở thành người rước đuốc Thế vận hội, cô chắc chắn sẽ giới thiệu, quảng bá môn thể thao lành mạnh với đông đảo người dân Trung Quốc nhân cơ hội quý báu này. Cô còn nói, trở thành ứng viên rước đuốc Thế vận hội là sự khẳng định đối với công việc của cô, điều này sẽ khuyến khích cô càng nỗ lực hơn nữa trong tập luyện. Cô nói:
"Tôi sẽ chịu khó chịu khổ như trước kia trong tập luyện sau này, nỗ lực giành được thành tích càng tốt hơn."
Bước vào mùa đông, thời gian tập luyện khô khan cũng bắt đầu, các huấn luyện viên đã thiết kế cho cô một động tác rất khó gây thách thức đối với cô. Trần Lợi Lợi và các đội viên khác sẽ thể hiện tinh thần vươn lên quật cường của Ô-lim-pích qua mọi thử thách. |