Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội St.Louis, một thế vận hội ma-ra-tông
   2008-03-17 18:10:35    CRIonline

Đại đa số vận động viên tham gia Thế vận hội diễn ra tại St.Louis Mỹ đều là vận động viên Mỹ, vận động viên châu Âu và các nước khác trên thế giới không thể tham gia thế vận hội lần này bởi đường xá xa xôi và không đủ kinh phí. Đoàn thể thao Mỹ gồm thành phần sinh viên cả thẩy đoạt được 78 trong số 96 tấm huy chương vàng.

Thế vận hội lần này diễn ra cùng lúc với Giải thể thao sinh viên Mỹ, người ta không thể phân biệt rõ môn thi đấu nào là thuộc về Thế vận hội và môn thi đấu nào là thuộc về Giải thể thao sinh viên, cho nên Thế vận hội lần này đã kéo dài 75 ngày, là một Thế vận hội có thời gian dài nhất trong lịch sử Olympich hiện đại.

Phần lớn các vận động viên Mỹ tham gia thi đấu đều lựa chọn từ sinh viên, họ hết sức bỡ ngỡ đối với quy tắc thi đấu của Thế vận hội, còn các trọng tài thì mỗi người một ý.

Vận động viên Haan Mỹ giành được ba tấm huy chương vàng trong môn chạy 60 mét, 100 mét và 200 mét nam. Khi tiến hành môn chạy 200 mét, có 3 vận động viên đủ khả năng so tài với Haan, nhưng do 3 vận động viên này đều phạm quy khi xuất phát nên trọng tài phạt 3 vận động viên này phải xuất phát ở điểm cách vạch xuất phát 1 thước Mỹ, quyết định này vừa tác động tới tinh thần lại tăng thêm cự ly chạy của họ, cho nên huy chương vàng của môn chạy 200 mét vẫn thuộc về Haan. Nhưng kỷ lục môn chạy 200 mét nam của Hann cho đến Thế vận hội Los Angeles năm 1932 mới bị phá vỡ, kỷ lục này được giữ trong gần 30 năm.

Trong môn thi đấu ma-ra-tông của Thế vận hội St.Louis này, vận động viên Mỹ Lodz là người về đích đầu tiên, nhận được sự hoan hô nhiệt liệt của khán giả trong sân vận động, con gái của Tổng thống Roosevelt đã tặng Hoa và chụp ảnh chung với Lodz. Nhưng sau đó lại phát hiện sau khi chạy 9 dặm Anh, Lodz đi lên ô tô, cho đến đoạn đường cách sân thi đấu còn 4 dặm Anh, động cơ của ô tô bốc khói, Lodz mới xuống ô tô đi bộ đến sân vận động. Sau khi trò gian lận bị vạch trần, tấm huy chương vàng của Lodz phải trả lại cho nhà vô địch thực sự, vận động viên Mỹ sinh tại Anh, Thomas Hicks. Nhưng Lodz không hề nản chí, anh vẫn kiên trì tập luyện và đoạt được huy chương vàng thật sự giải ma-ra-tông toàn quốc vào năm 1905.