Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội Ô-lim-pích năm 1964 xảy ra vụ bê bối giới tính nam giả nữ tham gia thi đấu
   2008-03-17 18:10:35    CRIonline
Trong cuộc sống hàng ngày, phân biệt nam và nữ là một điều hết sức đơn giản, chỉ trông thể hình và nét mặt là có thể phân biệt ra.

Hồi đầu có phụ nữ tham gia Thế vận hội, mọi người cũng phân biệt vận động viên nam hay nữ theo phương pháp thông thường, không có sự cảnh giác đặt biệt.

Mãi đến Thế vận hội Ô-lim-pích Tô-ky-ô năm 1964, vụ bê bối giới tính ngầm chảy trong làng thể thao thế giới mới bụng nổ. Tại Thế vận hội Ô-lim-pích Tô-ky-ô, vận động viên Bà Lan vạm vỡ khoẻ mạnh Ê-oa Clô-bu-cô-xca trước tiên giành được huy chương đồng trong nội dung chạy 100 mét nữ, sau đó, chị Clô-bu-cô-xca lại cùng với đồng đội phá kỷ lục thế giới tại nội dung chạy tiếp sức 4x100 mét, giành được huy chương vàng.

Thế nhưng, 3 năm sau, Clô-bu-cô-xca bị kiểm tra ra không hợp lệ về thể nhiễm sắc, theo quy định thi đấu của Thế vận hội, Clô-bu-cô-xca không được tham gia các cuộc thi đấu quốc tế với tư cách là nữ, tuy đồng đội của Clô-bu-cô-xca vẫn có thể bảo lưu huy chương vàng nội dung chạy tiếp sức, nhưng thành tích kỷ lục thế giới của họ bị hủy bỏ.

Thể thao thi đấu trên mức độ rất lớn là cuộc đọ sức về bắp cơ và sức dẻo dai của các vận động viên, song về mặt này khoảng cách giữa giới tính là rất rõ rệt, nam giới có ưu thế rõ rệt so với nữ giới. Vì vậy, nếu giới mày râu đóng giả nữ tham gia thi đấu cùng với phái yếu thì rất dễ đứng đầu. Do đó, sau khi các môn của nữ được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội, đã có đàn ông muốn đóng giả nữ. Trên thực tế, tin đồn về phụ nữ giả đã có từ lâu, chẳng qua Thế vận hội lúc đó không kiểm tra giới tính mà thôi.

Tại Thế vận hội Ô-lim-pích Lốt An-giơ-lét năm 1932, vận động viên Bà Lan Sta-nít-la-oa Oa-la-xi-ê-vích đã lập kỷ lục thế giới nội dung chạy 100 mét nữ, giành được huy chương vàng. Với thân thể vạm vỡ như đàn ông và giọng nói trầm khàn của chị đã khiến nhiều người hoài nghi. Bốn năm sau, Oa-la-xi-ê-vích một lần nữa tham gia Thế vận hội Béc-lin, nào ngờ thua cho vận động viên Mỹ He-len Stê-phên.

Stê-phen không những đã thắng Oa-la-xi-ê-vích mà còn phá kỷ lục thế giới nội dung chạy 100 mét do Oa-la-xi-ê-vích lập. Cho nên, Oa-la-xi-ê-vích tức giận chỉ trích Stê-phen là đàn ông.

Do lúc đó thiếu cơ sở khoa học và phương pháp kiểm tra khả thi, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế yêu cầu Stê-phen chứng minh mình là nữ. Cô cái Mỹ này không có cách nào đành phải cởi hết quần áo "trần truồng như nhộng" trước đoàn trọng tài.

Thế nhưng, 44 năm sau, chuyện này lại có hồi kết mới. Năm 1980, Oa-la-xi-ê-vích đã lấy chồng và di cư sang Mỹ bị bọn côn đồ giết hại, việc kiểm tra thi hài cho thấy: Oa-la-xi-ê-vích từng chỉ trích Stê-phen là nam giới lại có cơ quan sinh dục nam hoàn chỉnh và nhiễm sắc thể không rõ ràng, gây xôn xao dư luận lúc đó.

Sự tranh cãi về giới tính đã trở thành tiêu điểm của Thế vận hội Ô-lim-pích Tô-ky-ô năm 1964, ảnh hưởng tới tính công bằng của Thế vận hội. Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo những phụ nữ thật sự có được môi trường thi đấu công bằng đã trở thành vấn đề cấp bách. Để giữ gìn nguyên tắc Ô-lim-pích, phòng ngừa nam vận động viên trà trộn tham gia vào những môn thi đấu của nữ, lợi dụng ưu thế sinh lý để chiếm đoạt vinh dự. Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế quyết định, kể từ Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ 19 năm 1968, tiến hành kiểm tra giới tính đối với các nữ vận động viên. Cứ làm theo cách này, Thế vận hội sẽ không bao giờ xuất hiện vấn đề gian lận giới tính mới phải, song thực tế lại không như vậy. Cùng với khoa học-kỹ thuật hiện đại không ngừng phát triển trên lĩnh vực vi mô sự sống, khoảng cách giới tính không phải đơn giản như vậy, đây là một đề tài phức tạp.