3. Thế vận hội xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Cùng với sự phát triển của Thế vận hội, sự đầu tư cho đăng cai Thế vận hội về mặt nhân lực, tiền, của tăng mạnh, song phương thức huy động vốn trước kia không thoả mãn được đòi hỏi đăng cai Thế vận hội, hơn thế nữa, đăng cai Thế vận hội sẽ tác động tới môi trường đời sống của người dân địa phương, vì vậy một số người dân phản đối đăng cai Thế vận hội tại thành phố của mình, ví dụ như thành phố Đen-vơ vì việc này bắt buộc trả lại quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông năm 1972 cho Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế để chọn một thành phố khác. Năm 1976, Môn-rê-an vì tổ chức Thế vận hội mà trở thành con nợ.
Đến cuối thập niên 70, chỉ có Lốt An-giê-lét muốn đăng cai Thế vận hội. Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế lúc đó thiếu sự nhận thức đầy đủ về những thay đổi sâu sắc của xã hội sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tình hình mới của Thế vận hội về xã hội hóa, quy mô hóa, tổng hợp hóa từ thập niên 60 trở lại, kiên trì bố cục đóng cửa đã hình thành nhiều năm, từ chối giao lưu với những tổ chức quốc tế khác và cơ quan chính phủ nhằm giữ "tính độc lập" của mình, kiên quyết từ chối thương mại tham gia vào Thế vận hội nhằm giữ sự "trong sạch" của Thế vận hội, vì vậy khiến thể thao Ô-lim-pích tách rời với xã hội. Sự bảo thủ và cứng nhắc của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế đã khoét sâu mâu thuẫn giữa các Liên đoàn thể thao quốc tế với Ủy ban Ô-lim-pích các nước, để tập trung sức mạnh của mình, Liên đoàn thể thao quốc tế năm 1976 đã thành lập Hiệp hội các Liên đoàn thể thao quốc tế, Ủy ban Ô-lim-pích các quốc gia năm 1979 cũng đã thành lập Ủy ban Ô-lim-pích các nước. 1 2 |