Chiến tranh thế giới lần thứ hai là chiến tranh với quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại, hơn 2 tỷ người của hơn 60 nước và khu vực trên thế giới lần lượt bị cuốn vào cuộc chiến. Hai Thế vận hội năm 1940 và năm 1944 buộc phải hủy bỏ. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã xuất hiện tình hình quốc tế phức tạp, đó là sự đối đầu giữa hai lực lượng, sự hình thành bố cục chiến tranh lạnh, sự lớn mạnh như vũ bão của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh v.v. Bố cục mới trên thế giới vừa thúc đẩy sự phát triển của thể thao Ô-lim-pích, vừa gây không ít trở ngại cho sự nghiệp thể thao này.
Sau khi kết thúc chiến tranh, thể thao Ô-lim-pích cũng xuất hiện một loạt thay đổi mới. Quy mô Thế vận hội được mở rộng và tăng thêm nhiều môn thi đấu. Thế vận hội năm 1948 được tổ chức sau khi kết thúc chiến tranh có 4062 vận động viên đến từ 59 Ủy ban Ô-lim-pích các nước đã tham gia 136 môn thi đấu, đến năm 1972 có 7121 vận động viên đến từ 121 Ủy ban Ô-lim-pích các nước tham gia 195 môn thi đấu. Số vận động viên tham gia Thế vận hội mùa đông cũng từ 369 người đến từ 28 nước thành viên của năm 1948, thăng lên tới 1066 người đến từ 35 nước thành viên của năm 1972. Trong khi quy mô Thế vận hội được mở rộng, trình độ thi đấu cũng được nâng cao nhanh chóng, đã xuất hiện một loạt siêu sao và kỷ lục nhảy xa khó mà tin được đó là kỷ lục nhảy xa 8 mét 90. Năm 1960, anh Bbebe Bikila người Ê-ti-ô-bi-a giành được chức vô địch trong môn Ma-ra-tông chân đất đã đánh dấu các nước đang phát triển bắt đầu phô trương lực lượng tại sân thi đấu Thế vận hội. Nơi đăng cai Thế vận hội cũng không còn bị hạn chế tại châu Âu và châu Mỹ nữa.
Năm 1956 và năm 1964, Thế vận hội lần thứ 16 và lần thứ 18 được lần lượt tổ chức tại Melbourne Ô-xtrây-li-a và Tô-ky-ô Nhật Bản.
Trong thời kỳ này, chuyện khiến mọi người quan tâm nhất là Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã khôi phục lại chiếc ghế hợp pháp trong thể thao Ô-lim-pích năm 1979, điều này không những đã cung cấp một vũ đài quốc tế rộng lớn cho thể thao Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển của thể thao và xã hội Trung Quốc, mà còn cũng đóng vai trò thúc đẩy cực kỳ quan trọng cho thể thao Ô-lim-pích.
Ngoài ra, mặt dù nhiều nước thế giới thứ ba mới giành được độc lập đã gia nhập thể thao Ô-lim-pích sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhưng trong 20 năm ông Arery Brundage giữ chức chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế chỉ tăng thêm 6 ủy viên Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế, tiếng nói của các nước đang phát triển bị coi nhẹ. Vì vậy, kể từ cuối thập niên 60, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế gặp không ít khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài, toàn bộ tài sản năm 1972 chỉ vẻn vẹn có 2 triệu USD. Các mâu thuẫn tích lũy đã lâu trong thể thao Ô-lim-pích đã phát triển tới mức không thể không giải quyết. Mô hình cũ đã mất hiệu lực còn mô hình mới và cơ chế vận hành mới chưa được xây dựng. Năm 1972, ông Mihael Morris Killanin người Ai-len thay ông Brery Brundage giữ chức chủ tịch lần thứ 6 Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế đã vén lên bức màn cải cách.
Trong thời gian 8 năm ông Killanin giữ chức chủ tịch là giai đoạn quá độ của thể thao Ô-lim-pích từ đóng cửa tới mở cửa, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế bắt đầu xem xét lại quan hệ giữa thể thao Ô-lim-pích với xã hội. Những ràng buộc do nguyên tắc nghiệp dư và quan điểm thể thao Ô-lim-pích có thể độc lập với chính trị được hình thành từ thế kỷ 19 đối với mọi người bắt đầu được nới rộng. Mặc dù tiến trình cải cách thể thao Ô-lim-pích trong 8 năm này rất chậm, nhưng đã làm những công tác chuẩn bị cần thiết cho cuộc cải cách to lớn của ông Samaranch giai đoạn tiếp theo. |