Thế vận hội lần thứ bảy diễn ra tại An-tơ-pen Bỉ đã cách Thế vận hội Xtốc-khôm tám năm. Có rất nhiều vận động viên nổi tiếng đã rời khỏi sân thi đấu Thế vận hội. Ngoài ra, một số tuyển thủ xuất sắc đã thiệt mạng tại chiến trường trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong thời gian đó, Ô-lim-pích đã xảy ra nhiều sự kiện quan trọng. Trong đó quan trọng nhất là Đại hội đại biểu Ô-lim-pích diễn ra tại Pa-ri năm 1914, đại hội đã thông qua những nghị quyết quan trọng sau: thứ nhất là xác định cờ năm vòng tròn và huy hiệu của Ủy ban Ô-lim-pich quốc tế; thứ hai, quy định tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức (bây giờ là tiếng Pháp và tiếng Anh) là ngôn ngữ quy định của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế; thứ ba, lần đầu tiên thảo luận những vấn đề như quan hệ và sự phối hợp giữa Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế và Ủy ban Ô-lim-pích của các nước, tổ chức thể thao các môn quốc tế. Điều này đã có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với sự phát triển của thể thao Ô-lim-pích.
Sau đó không lâu, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã ảnh hưởng tới Thế vận hội lần thứ sáu dự kiến diễn ra năm 1916, làm gián đoạn sự phát triển của Ô-lim-pích quốc tế. Ngọn lửa chiến tranh đã ngày một đe dọa Pa-ri. Năm 1915, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế chuyển trụ sở từ Pa-ri tới Lau-san-ne Thụy Sĩ. Năm 1918, ba thành phố Bu-đa-pét, Ly-ông và An-tơ-pen đều xin đăng cai Thế vận hội lần thứ bảy, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế quyết định An-tơ-pen được quyền đăng cai Thế vận hội lần này.
Bỉ sau chiến tranh đã bị tổn thất nghiêm trọng, không có tiền của và thời gian sửa chữa cũng như xây mới những công trình thể thao. Điều này khiến thành tích của các vận động viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không có thành tích nào trong các môn thi đấu cá nhân vượt kỷ lục Thế vận hội lần trước.
Trong môn chạy 5000 mét, tuyển thủ mới của Phần Lan Pa-vô Nuy-mi luôn luôn bám sát người đầu tiên và đột ngột vượt lên trong giai đoạn nước rút và giành được thắng lợi với thành tích tám thước Anh. Nuy-mi còn giành được huy chương vàng tại môn chạy việt dã 8 km.
Trong trận chung kết bóng đá diễn ra cuối cùng giữa đội tuyển Bỉ nước chủ nhà và đội tuyển Tiệp Khắc có thực lực khá mạnh, có 40 nghìn khán giả Bỉ đến xem thi đấu tại hiện trường. Do bóng đá vẫn là môn mới lúc đó, trình độ của các vận động viên và trọng tài không cao, nên phán quyết của trọng tài luôn gây phản ứng mạnh mẽ, sau đó, đội tuyển Tiệp Khắc do rút khỏi sân thi đấu để kháng nghị trọng tài không công bằng đã mất quyền thi đấu. Huy chương vàng được trao cho đội tuyển Bỉ. Song các khán giả Bỉ lại không hài lòng đối với thắng lợi của đội chủ nhà, trong thời gian thi đấu luôn vang lên tiếng gào thét phẫn nộ của khán giả, mà đối tượng công kích lại là đội tuyển Bỉ. Nói tóm lại, các thành tích của Thế vận hội năm 1920 khiến mọi người thất vọng. Nhưng, việc tổ chức Thế vận hội lần này đã có ý nghĩa quan trọng, bởi vì Thế vận hội đã tuyên bố với thế giới rằng, dù chiến tranh hủy diệt cũng không thể cản trở sự nghiệp phát triển của thể thao Ô-lim-pích hiện đại. |