Năm 1932, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế đưa ra quyết định, giành quyền đăng cai Thế vận hội năm 1936 cho Béc-lin. Trên thực tế, Béc-lin từng giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 1916, song Thế vận hội đó bị hủy bỏ vì diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đức lại bị trừng phạt cấm tham gia Thế vận hội do phát động chiến tranh. Cho đến Thế vận hội năm 1928 mới được trở lại sân thi đấu. Khi Đức giành được quyền đăng cai Thế vận hội, Đức Quốc xã còn chưa cầm quyền tại Đức, song bắt đầu rục rịch nắm quyền. Đức Quốc xã căm thù Thế vận hội, cho rằng người Giéc-man là tộc người ưu tú không thể cùng thi đấu với người Do-thái và người da đen. Vì vậy, một số nước như Pháp, Mỹ nói trừ phi tình hình phân biệt chủng tộc trong nước Đức đã được cải thiện, nếu không họ sẽ tẩy chay Thế vận hội lần này.
Cho đến năm 1933, Đức Quốc xã đã giành được chính quyền tại Đức, điều này khiến Thế vận hội Béc-lin đứng trước mối đe dọa lớn hơn. Tiếng kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Béc-lin ngày càng nhiều. Đứng trước tình hình này, năm 1934, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế đã thành lập một Ủy ban điều tra tới Đức khảo sát để xem xét Béc-lin có thích hợp tổ chức Thế vận hội hay không. Điều đáng tiếc là, sau khi Ủy ban điều tra tới Đức bị những hiện tượng giả dối của Hít-le bưng bít. Trong báo cáo trình lên Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế của họ cho rằng: Béc-lin có đủ điều kiện tổ chức Thế vận hội, đồng thời chính quyền Hít-le cũng cam kết không căm thù người Do-thái và người da đen nữa. Dưới sự đánh giá sai của báo cáo này, năm 1934, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế vẫn tiến hành bỏ phiếu, thông qua nghị quyết tổ chức Thế vận hội lần thứ 11 tại Béc-lin với tỷ lệ 58/56.
Trên thực tế, Hít-le vốn không hề có hứng thứ đối với Thế vận hội, song nhóm quân sư của Hít-lơ đề nghị nhân cơ hội diễn ra Thế vận hội phô trương sức mạnh của dân tộc Đức, có thể che đậy dã tâm chinh phục thế giới. Dưới sự thuyết phục của những người này, thái độ của Hít-le đối với Thế vận hội có sự thay đổi to lớn, Hít-le đích thân làm tổng giám đốc Ban trừ bị tổ chức Thế vận hội Béc-lin, còn phê chuẩn ngân sách đầu tư 20 triệu mác Đức cho Thế vận hội Béc-lin. Dưới bối cảnh này, Béc-lin đã xây dựng một sân vận động chính lộng lẫy nguy nga có thể chứa 100 nghìn khán giả cho Thế vận hội vào năm 1936, còn xây dựng nhà bơi lội, cung thể thao, nhà bóng rổ và làng Thế vận hội hoành tráng. Để che đậy sự căm thù người Do-thái của mình, Hít-le thậm chí đồng ý đề nghị cho phép người Do-thái tham gia Thế vận hội lần này do Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế đưa ra.
Song nhiều nhân sĩ chính nghĩa đã lột mặt nạ của Hít-le, tháng 6 năm 1936, tức là hai tháng trước khi diễn ra Lễ khai mạc Thế vận hội Béc-lin, họ đã tổ chức Đại hội bảo vệ lý tưởng Ô-lim-pích tại Pa-ri Pháp. Tại đại hội lần này, nhiều nước đưa ra thái độ rõ ràng không sang Béc-lin tham gia Thế vận hội. Đến tháng 7, các vận động viên đến từ hơn 20 nước như Pháp và Anh tới Bác-xê-lô-na, chuẩn bị tham gia Thế vận hội của mình. Điều đáng tiếc là trước khi diễn ra Lễ khai mạc, phần tử Phát-xít của Tây Ban Nha phá hoại đại hội thể thao lần này, khiến Thế vận hội Bác-xê-lô-na không thể tiến hành.
Cuối cùng, Thế vận hội Béc-lin đã mở màn theo đúng thời hạn vào ngày 1-8-1936. |