Tại Thế vận hội lần thứ 9 diễn ra tại Am-xtéc-đam Hà Lan, ngoài các nữ vận động viên được phép chính thức tham gia thi đấu và vận động viên châu Á xuất đầu lộ diện tại Thế vận hội ra, còn xảy ra hai chuyện rất quan trọng trong lịch sử Thế vận hội.
Một là, lần đầu tiên xuất hiện tài trợ thương mại cho Thế vận hội. Ban tổ chức Thế vận hội Am-xtéc-đam đã bán quyền chụp ảnh của Lễ khai mạc, đồng thời, để đảm bảo doanh thu bán vé và lợi ích của những tờ báo đã mua quyền chụp ảnh, Ban tổ chức Thế vận hội Am-xtéc-đam từ chối yêu cầu phát thanh trực tiếp của các đài phát thanh. Ngoài ra, Ban tổ chức Thế vận hội Am-xtéc-đam còn phát hành bộ tem nghệ thuật Ô-lim-pích lần thứ 9 và in tiêu chí năm vòng tròn của Thế vận hội trên áo sơ-mi và Ca-vát để làm sản phẩm lưu niệm bán trong Thế vận hội. Tại Thế vận hội lần này, Hãng Cô-ca Cô-la còn cung cấp hàng nghìn hộp đồ uống cho đoàn đại biểu Ô-lim-pích Mỹ, những đồ uống này cùng với đoàn đại biểu Mỹ đã tham gia Thế vận hội lần này. Mặc dù về lâu dài, sự tài trợ thương mại có lợi cho sự phát triển của Thế vận hội, song trong lúc đó, bầu không khí thương mại nặng nề này đã gây nên nhiều bất bình và tranh cãi.
Chuyện quan trọng thứ hai xảy ra tại Thế vận hội Am-xtéc-đam là Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế chính thức quy định thiết kế đồ án cho mặt phải của tấm huy chương Ô-lim-pích. Để thúc đẩy sự nghiệp phát triển Ô-lim-pích và động viên càng nhiều người tham gia Ô-lim-pích, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế quy định phân loại huy chương Ô-lim-pích theo vàng, bạc, đồng, để khen thưởng đoàn thể và cá nhân đã đóng góp cho sự nghiệp Ô-lim-pích. Các tấm huy chương Thế vận hội do Ban tổ chức các kỳ Thế vận hội cung cấp, song những tấm huy chương này không thuộc sở hữu của Ban tổ chức Thế vận hội mà là của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế, và những phương án thiết kế đồ án của tấm huy chương cũng phải được sự đồng ý của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế. Tại Thế vận hội Am-xtéc-đam năm 1928, Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế chính thức xác định đồ án do nhà nghệ thuật Phiô-ren-ti-na Giuseppe Cassioli dày công thiết kế là đồ án mặt phải của huy chương. Trong đồ án này, sân thi đấu lớn Rô-ma cổ là chủ thể, bên cạnh sân thi đấu là hình nữ thần tay trái ôm hoa, tay phải nâng cành ô-liu, trên sân thi đấu là con số, địa điểm và năm tổ chức của từng kỳ Thế vận hội. Đồng thời Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế cũng đã quy định tiêu chuẩn của tấm huy chương Thế vận hội, tức tấm huy chương hình tròn với đường kính ít nhất là 60 mm, dày 3 mm. Ngoài ra, Ủy ban Ô-lim-pích còn quy định tấm huy chương của chức vô định và thứ hai phải có hàm lượng bạc ít nhất là 92,5%, cho nên tấm huy chương vàng mà chúng ta hiện nay nhìn thấy không phải vàng thật, mà là huy chương bạc mạ vàng.
Cho đến khi tổ chức Thế vận hội A-ten năm 2004, Ủy ban Ô-lim-pích mới thiết kế lại tấm huy chương, bối cảnh đồ án mặt phải của tấm huy chương mới biến sân thi đấu lớn Rô-ma cổ trước kia thành sân thi đấu đá hoa cương Hy Lạp nơi tổ chức Thế vận hội lần đầu tiên, còn vị nữ thần trước kia cũng thay đổi tư thế từ ngồi thành tư thế đứng gợi cảm sinh động hơn. |