Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các vận động viên châu Á bắt đầu xuất đầu lộ diện trong Thế vận hội lần thứ 9
   2008-03-17 18:10:48    cri
Thế vận hội lần thứ 9 không những xuất hiện điểm sáng là vận động viên nữ chính thức tham gia thi đấu, mà thành tích xuất sắc trong Thế vận hội lần này của các vận động viên châu Á do Nhật đại diện cũng khiến người ta quan tâm.

Nữ vận động viên Nhật Ki-nu-ê Hi-tô-mi là phụ nữ châu Á đầu tiên tham gia Thế vận hội, đồng thời cũng đã góp phần cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thể thao nữ châu Á. Chị là một vận động viên rất toàn diện, có năng khiếu về các môn điền kinh.

Trong Thế vận hội Am-xtéc-đam năm 1928, môn điền kinh nữ đã trở thành môn thi đấu chính thức của Thế vận hội, nhưng trong 6 môn thi đấu điền kinh của Thế vận hội lại không có môn nhảy xa và môn chạy 200 mét sở thường của Hi-tô-mi, cho nên chị chỉ đăng ký tham gia môn chạy 800 mét nữ.

Mặt dù trước đó không được huấn luyện về chuyên môn, song trong thi đấu, Hi-tô-mi với năng khiếu xuất sắc đã giành được huy chương bạc. Chị cũng là người phụ nữ châu Á đầu tiên giành được huy chương trong lịch sử Thế vận hội. Sau khi về nước, Hi-tô-mi đã nhận được sự đón chào nồng nhiệt của đất nước, chị không những đã xuất bản cuốn tự truyện mà còn được đi nói chuyện tại khắp nơi trên nước Nhật. Nhưng, điều không may đã xảy ra với chị, Hi-tô-mi bị mắc bệnh lao mà thời điểm đó không thể chữa trị được. Song, sau khi biết tin này, cchị không hề nản chí mà đã sáng tạo thành tích xuất sắc nhất trong cuộc đờithi đấu của mình tại cuộc thi sau đó. Năm 1929, Hi-tô-mi đã lập kỷ lục thế giới với 217 điểm trong ba môn phối hợp toàn năng nữ, trở thành vận động viên ba môn phối hợp toàn năng nữ đầu tiên trên thế giới đột phá ngưỡng 200 điểm. Tháng 8 năm 1931, Hi-tô-mi 24 tuổi qua đời vì bệnh lao, song chị không những đã để lại nhiều kỷ lục thế giới và các tấm huy chương lấp lánh, mà còn để lại tinh thần quên mình bền bỉ theo đuổi sự nghiệp thể thao.

Tại Thế vận hội Am-xtéc-đam, ngoài biểu hiện xuất sắc của Hi-tô-mi ra, còn xuất hiện một tuyển thủ Nhật khác là Mi-ki-ô Ô-đa, anh đã giành được huy chương vàng môn nhảy xa ba bước nam với thành tích 15mét 21. Đây cũng là vận động viên châu Á được nhận huy chương vàng đầu tiên trong Thế vận hội. Ngoài ra, trong môn bơi lội, vận động viên Nhật còn giành được huy chương vàng trong môn bơi ếch nam. Điều khiến mọi người vui mừng là Ấn-độ đã giành chức vô địch môn Khúc Côn Cầu nam.

Tại Thế vận hội Am-xtéc-đam, người Trung Quốc được cử trên danh nghĩa chính phủ, lần đầu tiên ra mắt tại Thế vận hội, song, Lưu học sinh Tống Như Hải do Hội thể thao toàn quốc Trung Hoa lúc đó cử chỉ tới hiện trường tham gia Thế vận hội với tư cách quan sát viên. Nhưng đây cũng đã khác nhạc dạo đầu cho sự xuất hiện của các vận động viên Trung Quốc tại Thế vận hội mùa hè năm 1932.

Mặt dù các tuyển thủ châu Á đã có thành tích xuất sắc tại Thế vận hội lần thứ 9, song nhìn chung, đoàn đại biểu Mỹ vẫn có thực lực mạnh nhất, họ cả thảy giành được 22 huy chương vàng trong Thế vận hội lần này, đứng đầu trong bảng xếp hạng huy chương vàng.