Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ nhất và thứ hai đều diễn ra tại châu Âu, việc này có liên quan chặt chẽ với Thế vận hội cổ đại là bắt nguồn từ châu Âu. Tuy nhiên ông Cu-bai-tan cho rằng Thế vận hội Ô-lim-pích cần phải tổ chức luân lưu tại các nơi trên thế giới, đối với ông Cu-bai-tan mà nói các nơi trên thế giới chính là Bắc Mỹ và châu Âu.
Do các vận động viên Mỹ có sự biểu hiện xuất sắc tại Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ nhất và thứ hai, theo ý tưởng của ông Cu-bai-tan thể thao cần phải quốc tế hóa nên Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế diễn ra năm 1901 đã quyết định trao quyền đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ 3 cho thành phố Chi-ca-gô Mỹ.
Thế nhưng tình hình có sự thay đổi, thành phố Xanh Lu-i của Mỹ cũng muốn đăng cai Thế vận hội lần thứ 3, hơn nữa còn được Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven ủng hộ. Sở dĩ xuất hiện tình hình nói trên là do năm 1903 là kỷ niệm 100 năm thành lập của thành phố Xanh Lu-i, hơn nữa Xanh-lu-i trước đó đã giành được quyền tổ chức Hội chợ thế giới, nếu lại giành được quyền đăng cai Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ 3 thì thành phố này sẽ hoãn việc tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập thành phố đến năm sau mới tổ chức, tức đến năm 1904 diễn ra cùng lúc với Thế vận hội Ô-lim-pích lần thứ 3. Vì giành quyền đăng cai Thế vận hội mà hoãn việc tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập thành phố cũng như phải lùi thời gian tổ chức Hội chợ thế giới là điều có một không hai trong lịch sử Ô-lim-pích.
Do thành phố Xanh Lu-i thể hiện sự nhiệt tình hơn bao giờ hết đối với việc đăng cai Thế vận hội, hơn nữa lại được Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven dốc sức ủng hộ, ông còn gửi thư cho Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế yêu cầu trao quyền đăng cai cho thành phố Xanh Lu-i, cam kết Mỹ sẽ đúc rút bài học của Thế vận hội Pa-ri để tổ chức một kỳ Thế vận hội khiến mọi người hài lòng. Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế sau khi cân nhắc đã chấp thuận yêu cầu nói trên tại phiên họp toàn thể diễn ra ở Pa-ri năm 1902.
Xanh Lu-i là thành phố lớn thứ 8 của Mỹ, giao thông rất phát triển và thuận tiện. Tuy nhiên lúc bấy giờ công cụ giao thông nối liền hai đại châu Âu-Mỹ chỉ có tàu thủy, không có máy bay như ngày nay. Không những thế giá vé tàu thủy rất đắt, hành trình cũng phải mất tới 10 ngày, làm cho rất nhiều vận động viên châu Âu không thể tham gia Thế vận hội lần này. Kết quả tuy Xanh Lu-i muốn tổ chức một kỳ Thế vận hội sôi động nhất trong lịch sử Ô-lim-pích nhưng số vận động viên đến tham gia lại không như mong muốn, chỉ có 12 nước và khu vực cử đoàn tham gia, ít hơn nhiều so với Thế vận hội lần trước. Cả thảy có 681 vận động viên tham gia Thế vận hội lần này, nhiều hơn so với hơn 200 vận động viên tại Thế vận hội lần thứ nhất và hơn 1000 vận động viên tại Thế vận hội lần thứ 2, tuy nhiên tuyệt đại đa số đều là vận động viên Mỹ, chỉ có 107 vận động viên nước ngoài, do xa xôi và đi lại bất tiện nên vận động viên của nhiều nước đành phải ngậm ngùi nuối tiếc không thể tham gia. Bởi vậy có nhiều người cho rằng Thế vận hội Ô-lim-pích lần này thực chất là Thế vận hội của người Mỹ, vận động viên các nước khác chỉ sắm vai phụ mà thôi. Mặc dù có sự đáng tiếc như vậy song Thế vận hội Ô-lim-pích đi ra khỏi châu Âu là một việc lớn có ý nghĩa cột mốc trong lịch sử phát triển của phong trào Ô-lim-pích. |