Là một trong những thành phố phối hợp tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, Thẩm Dương sẽ đăng cai một số trận thi đấu bóng đá của Thế vận hội Bắc Kinh và những trận thi đấu này sẽ diễn ra tại Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích vừa mới khánh thành.
Là sân, nhà thi đấu của Thế vận hội Bắc Kinh, Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích Thẩm Dương chính thức khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2006 và khánh thành, đưa vào sử dụng vào tháng 7 năm nay.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng thành phố Thẩm Dương, Tổng Giám đốc Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích Thẩm Dương Lỗ Bác cho phóng viên biết, Trung tâm thể thao được xây dựng theo phương án thiết kế của một công ty thiết kế kiến trúc Nhật và đồ án thiết kế của Viện kiến trúc Thượng Hải, hình dáng bên ngoài giống Nhà hát Opera Sydney. Về xây dựng sân vận động, Chủ nhiệm Lỗ Bác nói:
"Kể từ khi khởi công xây dựng, Trung tâm thể thao Ô-lim-pích đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của đông bảo người yêu bóng đá, Ủy ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị, sự ủng hộ và giúp đỡ về các mặt đã thúc đẩy trung tâm hoàn thành xây dựng trong 15 tháng."
Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích Thẩm Dương bao gồm Sân vận động chính và 3 nhà thi đấu. Về hình dáng bên ngoài, sân vận động chính chứa được 60 nghìn khán giả giống vương miện thủy tinh trên tay Nữ thần Chiến Thắng, hai nhà thi đấu về phía đông và tây giống đôi cánh của Nữ thần Chiến Thắng. Vì vậy, người dân thành phố Thẩm Dương đã đặt một cái tên rất đẹp cho Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích là "Vương miện thủy tinh".
Thế vận hội khoa học công nghệ, Thế vận hội nhân văn, Thế vận hội xanh là ba khái niệm của Thế vận hội Bắc Kinh. Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích Thẩm Dương đã thể hiện ba yếu tố con người, bảo vệ môi trường và khoa học công nghệ cao về các mặt như thiết kế, thi công v v...
Về thiết kế sân thi đấu bóng đá, nhà thiết kế Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích cố gắng tạo tiện lợi tốt nhất cho khán giả. Việc thiết kế khán đài đã phá vỡ mô hình khán đài ba tầng của phần lớn các sân thi đấu trước kia và sử dụng kết cấu khán đài hai tầng. Đồng thời, khoảng cách giữa khán đài tầng một với đường chay, thảm cỏ được xích lại gần nhau, tức khoảng cách giao lưu giữa khán giả với vận động viên được xích lại gần nhau. Việc thiết kế Trung tâm thể thao còn đã xem xét đầy đủ nhu cầu của người khuyết tật, có đường đi chuyên dành cho người khuyết tật ở cửa phía bắc, có chỗ ngồi của người khuyết tật ở 4 góc khán đài.
Về mặt Thế vận hội xanh, diện tích đất phủ xanh của Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích là 67 nghìn mét vuông, trồng 35 loại cây với tổng số hơn 130 nghìn cây, tỷ lệ phủ xanh của sân vận động đạt 49%, đứng đầu các sân thi đấu của cả nước Trung Quốc.
Về Thế vận hội khoa học công nghệ, Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích Thẩm Dương có nhiều đột phá mới. Khẩu độ xà của sân thi đấu chính đạt 360 mét, đứng đầu cả nước và đạt trình độ tiên tiến quốc tế. Sân thi đấu của Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích có 30 cửa, bên ngoài sân có 24 cầu thang. Qua thí nghiệm mô phỏng, sơ tán toàn bộ 60 nghìn người chỉ cần 7 phút 55 giây, không kém gì so với sân thi đấu tốt nhất trên Thế giới.
Việc sử dụng sân nhà thi đấu sau Thế vận hội luôn là vấn đề mà nhà đăng cai thi đấu cỡ lớn phải đối mặt. Việc xây dựng Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích Thẩm Dương đã dùng khoảng 110 triệu đô la Mỹ. Làm thế nào để khoản vốn đầu tư kếch sù này tiếp tục phát huy tác dụng sau Thế vận hội? Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích đã có giải pháp. Chủ nhiệm Lỗ Bác cho phóng viên biết:
"Khi thiết kế Trung tâm thể thao này, chúng tôi đã ủy quyền một công ty thiết kế công việc vận hành sau Thế vận hội, theo hiện nay, nếu vận hành thuận lợi và các gian nhà thương mại được sử dụng một cách đầy đủ thì các sân nhà thi đấu sau Thế vận hội có thể không bị thua lỗ, tức cho thuê các gian nhà thương mại với diện tích 20 nghìn mét vuông, cộng thêm thu nhập đến từ tổ chức một số hoạt động và thi đấu lớn, có thể bù đắp giá thành tu sửa, bảo dưỡng các sân nhà thi đấu, làm như vậy có thể đáp ứng được yêu cầu vận hành sau này."
Trung tâm Thể thao Ô-lim-pích mới khánh thành không phải chỉ là một sân vận động với ý nghĩa đơn thuần, đây là kết tụ sự mong chờ và tham dự của người Thẩm Dương đối với Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. Đối với sự nghiệp thể thao của Thẩm Dương mà nói, đây là một khởi điểm mới. |