Trước hôm thi đấu anh không tham gia Lễ khai mạc mà ở trong phòng suốt cả một ngày. Ngày hôm sau tham gia thi đấu, anh chọn cho mình một bộ quần áo thể thao màu đỏ.
Hai vòng đầu thi đấu diễn ra suôn sẻ, đến vòng thứ ba anh có một lần bắn chỉ được 8 điểm, cảm thấy không lý tưởng, tuy nhiên cuộc thi phải bắn 60 phát và diễn ra trong hai tiếng rưỡi đồng hồ, thời gian khá dồi dào hơn nữa trời oi bức, nên anh đã ngồi ở bậc thềm cửa ra vào nghỉ ngơi.
Khi quay lại trường bắn anh cảm thấy tự tin hơn. Anh vốn có phong cách bắn tương đối chậm, khi đến vòng thứ 6 hầu như các cầu thủ khác đều đã hoàn thành cuộc thi. Khi bắn đến phát thứ 3 anh cảm thấy phía sau có tiếng nói và tiếng bấm máy ảnh, thành tích của anh có phần bị ảnh hưởng-hai vòng 8 và hai vòng 9. Khi còn lại ba viên quyết định cho cuộc thi, anh 5 lần nâng súng rồi 5 lần hạ xuống, nhưng kết quả ba viên cuối cùng khá lý tưởng với hai vòng 10 và một vòng 9.
Anh chính là Hứa Hải Phong-nhà vô địch Ô-lim-pích đầu tiên của Trung Quốc, người hùng của Thế vận hội Ô-lim-pích Lốt An-giơ-lét năm 1984, và được Chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế Xa-ma-ran đích thân trao phần thưởng.
"Tôi cho rằng đây là một sự may mắn của mình. Nếu năm 1980 Trung Quốc tham gia Thế vận hội Ô-lim-pích, tin rằng chức vô địch này sẽ không thuộc về tôi". Hứa Hải Phong nói.
Hai mươi năm sau Hứa Hải Phong đã trở thành huấn luyện viên trưởng của đội bắn súng Trung Quốc. Muà đông năm 2003, tại cơ sở huấn luyện bắn súng Quốc gia ở phía Tây thành phố Bắc Kinh, Hứa Hải Phong có một phòng làm việc mới và một chức vụ mới-Phó Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý bắn súng và bắn cung Quốc gia. Đối diện với văn phòng là Quảng trường trung tâm của Liên đoàn bắn súng Trung Quốc. Năm 1990 khi còn là vận động viên, Hứa Hải Phong từng giành 4 huy chương vàng trên quảng trường này, có thể nói lúc bấy giờ là đỉnh cao trong cuộc đời vận động viên của anh. Trên quảng trường có một bức phù điêu mang tên "Đột phá", nguyên mẫu của bức phù điêu này là khẩu súng mà Hứa Hải Phong đã từng sử dụng để thực hiện sự đột phá về huy chương vàng tại Thế vận hội Ô-lim-pích của đoàn thể thao Trung Quốc. Hứa Hải Phong tương đối trầm lặng, ít cười, nhiều vận động viên và huấn luyện viên trong đội bắn súng quốc gia đều có chút sợ anh. "Rất nhiều vận động viên nói với tôi rằng: anh thấy đấy chúng tôi chào hỏi huấn luyện viên nhưng Hứa Hải Phong nhiều nhất chỉ cất tiếng 'ừ' và gật đầu một cái là xong, không hề có sự biểu hiện nào nữa. Bởi vậy nhiều người cảm thấy áy náy. Tôi nói với họ rằng: có lúc cần phải sửa, nhưng trong trường hợp nào đó không cần thiết phải sửa, phải coi tình hình cụ thể lúc bấy giờ". Hứa Hải Phong nói. Năm 2000 sau khi giành chức vô địch tại Ô-lim-pích, Đào Lộ Na bàn với mấy vận động viên khác chúng ta hãy "nâng bổng" huấn luyện viên để bày tỏ cảm ơn công lao dạy dỗ. "Tôi thấy ngày thường mình quá nghiêm túc, các vận động viên đều có chút sợ sệt, nên bèn nói với mọi người rằng: mọi người muốn "tung" tôi lên cũng được, không sao đâu". Hứa Hải Phong nói. Ba cô gái lập tức nâng bổng huấn luyện viên nặng gần 90kg của mình một cách nhẹ nhàng, tuy nhiên cả hội cũng suýt nữa ngã lăn ra. |